LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 99

Ngộ tâm gọi là thành Phật và tâm mê muội gọi là chúng sinh” và đề
cao tính cần thiết của việc ngộ ra “tự tâm”. Sự tầm cứu tâm chính
là căn cội của Thiền và như người ta vẫn nói Kiến tính thành Phật,
nghĩa là Thiền yêu cầu việc ngộ ra bản tính của chính bản thân
mình. Theo những tài liệu của phía Thiên chúa giáo thì các nhà sư
theo đạo Thiền thời đó chủ trương “Vô” và phủ định thế giới bên
kia, nhưng đó không chỉ đơn thuần là “Vô” mà họ đã phát triển tư
tưởng Vô và Không với tư cách là những nguyên lý căn bản.

Tuy nhìn qua có thể thấy mâu thuẫn, nhưng phái Thiền Lâm Hạ

đã phát triển thông qua các nghi lễ đám tang và cầu đảo khác nhau.
Đặc biệt, từ sau thời của Keizan Jōkin (Oánh Sơn Thiệu Cẩn, 1268-
1325)

(95)

phái Tào Động đã mở rộng thế lực bằng cách mạnh dạn

đưa những yếu tố nghi lễ vào. Hình mẫu đầu tiên của Phật giáo
phục vụ đám tang các thời kỳ sau đó đã được khởi phát từ phái Thiền
thời Muromachi. Trong Thiền tông, người ta quy định một phương
thức tiến hành đám tang cho những nhà sư sang thế giới bên kia
khi đang thiền định để họ có thể nhanh chóng đắc đạo và sau đó đã
áp dụng cho cả những người tu tại gia. Từ các phiên chủ

(96)

địa

phương đến những mạnh thường quân tại gia của nhà chùa cũng
dần giương cao thế lực và yêu cầu cần được tiến hành tang lễ
một cách đàng hoàng. Những nghi thức vốn có của Phật giáo Hiển
Mật quá phức tạp và không có chế độ ứng dụng cho tang lễ của
những người tu hành tại gia thông thường. Bởi vậy, Tào Động tông với
những nghi lễ đám tang được cách giản và phù hợp với những người
tu hành tại gia đã phát triển mạnh mẽ. Tào Động tông đã mở rộng
vùng ảnh hưởng của tông phái mình xuống các địa phương không
phải qua tọa thiền mà qua các nghi lễ.

Ikki - Tôn giáo và quyền lực chính trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.