LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 102

tấn công và Kennyo (Hiển Như)

(103)

rời khỏi Ishiyama vào năm

Tenshō (Thiên Chính) thứ 8 (1580).

Rennyo và tư tưởng giáo hóa nhất thần của giới Phật

giáo

trong vòng xoáy đó, nhưng Rennyo không muốn các môn đồ

của mình bị cuốn vào các mưu đồ cũng như chiến tranh, nên đã
thường xuyên răn dạy và ngăn cấm những hành động quá khích của
họ. Những lời dạy đó của ông chủ yếu được truyền cho các môn đồ
thông qua những lá thư mà sau này được tập hợp lại trong cuốn Ngự
Văn (Ofumi). Đọc những lá thư đó sẽ thấy, khác hẳn với Shinran
luôn lấy những lý luận thâm sâu, phức tạp làm căn bản, những lời
răn dạy của Rennyo mạch lạc hơn. Chẳng hạn, ông viết: “Điều mà
chúng ta cần nguyện cầu từ trong tâm sâu thẳm chính là được vãng
sinh lên chốn cực lạc và đấng mà chúng ta cần gửi lời nguyện cầu
đó chính là Phật A-di-đà” (Tháng 9 năm Bunmei thứ 5). Nghĩa là ông
đã giản lược hóa thành: Chỉ cần tin tưởng vào một đức Phật duy
nhất đó là A-di-đà và chỉ cầu nguyện cầu một điều duy nhất là
được vãng sinh lên chốn cực lạc. Ông đã cho hành vi niệm Phật sau
khi niềm tín niệm trong tâm đã ổn định là sự “Phật ơn báo tạ” và đã
làm rõ được những điều mơ hồ mà Shinran còn để lại. Có thể nói,
chính sự đơn giản hóa, minh bạch hóa ngôn từ biểu hiện là nguyên
nhận lớn khiến những điều răn dạy của ông được người dân lúc đó
hưởng ứng một cách rầm rộ như vậy.

Dù Rennyo có tránh gây sự hiềm khích của các tông phái khác

đến thế nào thì những lời răn dạy của ông như: “Chúng ta chỉ cần
nguyện cầu ở Phật A-di-đà thì vị thần nào, Phật nào cũng mừng
vui. Bởi vậy, chỉ cần quyết tâm và mang tín niệm đó nguyện cầu
Phật A-di-đà thì nhất định sẽ được vãng sinh lên tịnh độ của Phật A-
di-đà mà đang ngự trên chốn Tây phương cực lạc” (Ngày 13 tháng 12
năm Bunmei thứ 5) sẽ không tránh khỏi dị nghị cho rằng, khinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.