miệt các tông phái khác. Động hướng này của phái Tịnh Thổ Chân
tông có thể gọi là biến Phật giáo thành Nhất thần giáo (Nhất
Phật giáo). Cùng với xu hướng đi tầm cứu thần Nguồn cội của giới
Thần đạo, đây đã là nền tảng về mặt tinh thần cho việc tiếp
nhận Thiên chúa giáo sau này.
Bản thân Rennyo có không muốn gây sự hiềm khích từ chính
quyền và các tông phái khác, nhưng những luận pháp của ông không
những không có luận điểm nào để chống lại điều đó mà vô hình
trung mang lại tinh thần dũng cảm cho các tín đồ trong phong trào
Ikkō Ikki. Điều này được thể hiện rõ nhất trong lá thư viết năm
Bunmei thứ 5 mà người ta gọi là Taya-shu no Ofumi
. Lá thư này
đã tạo nên sự thống nhất, đồng lòng giữa các môn đồ trong bối
cảnh một cuộc hỗn chiến đang sắp xảy ra. Ông cho rằng, niệm
Phật để vãng sinh lên chốn cực lạc cũng giống như việc người ta gặp
khổ nạn mà chết, nên con người chỉ có thể phó mặc cho nghiệp
chướng trong tiền kiếp và viết một điều đã được thống nhất
trong hội nghị chúng sinh là: “Điều cao cả trên hết là phải giao
chiến, không tiếc thân mình vì Phật pháp”. Ông cho rằng, khi con
người ta đã xác định được tín niệm của mình thì dù chết bằng cách
nào cũng có thể được cứu độ, nên việc hy sinh vì Phật pháp chính là
một cách để báo tạ công ơn của Phật. Mà như vậy thì họ có thể chiến
đấu hết mình mà không phải băn khoăn về cái chết. Người ta cho
rằng, trong phong trào nổi dậy của Ikkō Ikki không phải chỉ đơn
thuần là các môn đồ Tịnh Thổ Chân tông mà còn có nhiều thành
phần khác nữa, nhưng ngay cả như vậy thì việc họ có thể áp đảo đối
thủ của mình là giới võ sĩ, tức tập đoàn những người có kỹ năng
chiến đấu một cách chuyên nghiệp là do có yếu tố tôn giáo như
đã nêu trên. Điều này cũng giống như tinh thần có thể chịu mọi
khổ nhục, tuẫn tử vì đạo của thời kỳ du nhập Thiên chúa giáo sau đó.