Diệu Trinh vấn đáp bao gồm 3tập, được viết theo thể hỏi đáp
giữa hai ni cô là Diệu Tú và U Trinh. Kết cấu của tác phẩm này là:
Quyển Thượng phê phán một cách tỉ mỉ các tông phái Phật giáo,
Quyển Trung thì phê phán Nho giáo và Thần đạo, còn Quyển Hạ thì
bàn về các giáo lý Thiên chúa giáo. Khi phê phán Phật giáo và Thần
đạo, ở Quyển hạ ông có viết đề cập đến đặc trưng của hai tôn giáo
này như sau: “Cực điểm cuối cùng của Phật pháp đều quy về
Không. Cả Phật cũng là Không. Còn khái niệm sâu sắc nhất của
Thần đạo là Âm dương, nên khi nói đến Thần là người ta nói đến
Âm dương”. Sau đó ông còn viết: “Không nghĩa là Vô, nghĩa là thứ
không có gì, nên Phật cũng không có gì là cao quý cả... Hơn nữa, nói
đến Âm dương theo như Thiên chúa giáo của chúng ta là đấng có
chất và lượng cao nhất (Materia prima), nhưng cũng chỉ là một
tồn tại vô tâm vô trí” và phê phán cả Thần và Phật đều không phải
là “Chúa thực sự”. Việc Fabian đứng trên lập trường Phật giáo mà cho
là Không nghĩa là Vô vì ông vốn là người đã từng tu thiền, còn việc
cho Thần đạo có nguồn gốc từ Âm dương là vì ông theo cách giải
thích của thời trung thế.
Việc phê phán Phật giáo từ tư tưởng Vô không phải đến Fabian
mới có, mà chúng ta có thể thấy ngay từ thời các đệ tử chân truyền
của Xavie và cuộc tranh luận xung quanh Hữu-Vô còn kéo dài cho
đến tận thời cận đại sau đó. Trong trước tác Phá đề vũ tử viết sau
khi giã từ Thiên chúa giáo, Fabian đã chuyển sang phê phán tôn giáo
này, nhưng có một điều thú vị là ởđây ông lại nhấn mạnh: “Có
những điều thật bí ẩn hàm chứa trong một chữ Vô“ và đặt nền tảng
ở
khái niệm Vô này để phê phán khái niệm Hữu của Thiên chúa giáo
với luận điểm: “Chính sự vô trí vô đức mới là chân thực. Nếu nói
Chúa trời là hữu trí hữu đức thì không ổn”. Như vậy, những cuộc
tranh luận khi Thiên chúa giáo được truyền vào Nhật Bản như đề
cập ở trên đã đưa ra được những luận điểm để có thể so sánh các tôn