giáo của phương Đông và phương Tây. Và những luận điểm này vẫn
còn đúng cho đến cả hiện nay.
Từ trục xuất các giáo sĩ đến cấm đạo
Mặc dù việc truyền bá Thiên chúa giáo đã gặp phải nhiều sự
chống đối và triều đình có ra lệnh trục xuất các nhà truyền giáo,
nhưng ban đầu việc này vẫn diễn ra một cách suôn sẻ. Tuy nhiên,
vào năm Tenshō thứ 15 (1587), thời của tướng Toyotomi Hideyoshi
đột nhiên người ta ra lệnh trục xuất các giáo sĩ (Bateren tsuihō-rei)
và từđó một đám mây đen đã bao phủ trong tôn giáo này. Tại sao một
người vốn có thiện ý với Thiên chúa giáo như Hideyoshi lại đột nhiên
ra lệnh trục xuất các giáo sĩ như vậy? Trong lệnh đó Hideyoshi có
viết: “Nhật Bản là Thần quốc, nên việc đem tà pháp từ một nước
của Cristo đến là điều không chấp nhận được”. Ông ta đã nêu rõ
Nhật Bản là Thần quốc và coi Thiên chúa giáo chống lại điều đó
là Tà giáo. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn ở phần sau, nhưng ở đây
chỉ xin nói rằng, Hideyoshi có tham vọng được là người cầm
quyền tuyệt đối trong Thần Phật và dưới uy quyền của Thần
Phật. Nhìn từ hình tượng lý tưởng về một người bá chủ thiên hạ của
Hideyoshi, có thể thấy trong Thiên chúa giáo, thứ tôn giáo đưa ra
một trật tự khác hẳn dưới quyền uy của Chúa trời, tiềm ẩn những
nguy cơ đe dọa quyền lực của ông ta.
Lệnh trục xuất các giáo sĩ của Hideyoshi không hẳn là dẫn đến
việc cấm Thiên chúa giáo ngay, nhưng từ sự kiện các thủy thủ tàu
São Filipe vào năm Keichō (Khánh Trường) thứ nhất (1596) tố cáo
Thiên chúa giáo có can dự vào việc phổ biến bản đồ do Tây Ban
Nha phát hành, nên Hideyoshi đã chuyển sang trừng trị nghiêm
khắc và dẫn đến sự kiện tuẫn tử vì đạo của 26 giáo sĩở Nagasaki vào
năm 1596. Người ta cho rằng, từ sau khi chính quyền chuyển đổi
về tay tướng quân Tokugawa Ieyasu thì ông ta đã nghiêng theo
hướng cấm đạo, nhưng trên thực tế ban đầu do lợi nhuận khổng