LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 110

lồ từ hoạt động mậu dịch với các tàu Nam Man mà Ieyasu đã ngầm
công nhận việc truyền giáo. Tuy nhiên, từ năm Keichō thứ 18 (1613),
sau khi công bố công văn trục xuất các giáo sĩ do nhà sư Sūden
(Sùng Truyền)

(106)

, một cận thần của Ieyasu thì ông đã thẳng tay

cấm Thiên chúa giáo. Văn bản trục xuất đó lại đi chính diện từ lý
luận về Thần quốc như “Nhật Bản vốn là Thần quốc” và cho
rằng, cần phải cấm Thiên chúa giáo vì tôn giáo này sẽ phá hoại
trật tự xã hội Nhật Bản vốn được coi là Phật quốc và Thần quốc.
Như vậy, cuối cùng Thiên chúa giáo đã không thâm nhập được vào
trong trật tự của Thần Phật mà bị đào thải khỏi trật tự này.

Sau đó, những cuộc đàn áp mạnh mẽ đã được thực hiện đối với

các con chiên và kết quả của cuộc nổi loạn Shimabara

(107)

(Shimabara-no-ran, 1637-1638) để chống lại những cuộc đàn áp đó
là chỉ làm lệnh cấm giáo được tăng cường thêm mà thôi. Điều này
cũng liên quan đến chính sách tỏa quốc của Mạc phủ và làm nên
văn hóa đặc hữu của thời kỳ tỏa quốc, khi mà Nhật Bản chỉ có một
mối liên hệ duy nhất với thế giới là cánh cửa được mở ra ở
Nagasaki. Và văn hóa mà người ta thường gọi là Văn hóa Nam Man
này đã để lại những ảnh hưởng trong từng ngóc ngách cuộc sống của
người Nhật cả vào những thời kỳ sau đó.

Những ảnh hưởng không thể bỏ qua của Thiên chúa giáo

Nhìn nhận lại về những nét văn hóa do Thiên chúa giáo mang

đến có thể thấy chúng đã làm hình thành nên trong các tín đồ thời
kỳ đầu tiên những nhóm văn sĩ có trình độ cao bao gồm các trí thức
như bác sĩ Manase Dōsan (Khúc Trực Lại Đạo Tam), phiên chủ
Takayama Ukon (Cao Sơn Hữu Cận) và nếu không có lệnh cấm
Thiên chúa giáo thì không biết đã có bao nhiêu thành tựu lớn lao của
hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế như những thiếu niên của
đoàn sứ tiết sang Vatican xa xôi

(108)

vào những năm niên hiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.