LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 111

Tenshō. Con đường từ lệnh cấm giáo đến chính sách tỏa quốc một
mặt đã giúp cho nền văn hóa, xã hội Nhật Bản tránh được một cuộc
xâm lược đẫm máu của người phương Tây và duy trì được một thời
Tokugawa hòa bình trong suốt 300 năm, nhưng mặt khác lại đem
đến một kết cục đáng tiếc là bóp nát những nụ hoa mới chớm,
trong đó tiềm ẩn những giá trị văn hóa mang tính toàn cầu có khả
năng tạo ra nhiều thành tựu lớn lao khác.

Bản thân thứ tôn giáo gọi là Thiên Chúa giáo đã đem đến những

tư duy mới chưa từng có ở Nhật Bản trước đó. Như chúng tôi đã trình
bày ở trên, trước khi xuất hiện vai trò của Chúa Cristo, ở Nhật chưa
có một tôn giáo nào đúng nghĩa là Nhất thần giáo. Chỉ riêng sự
sùng tín mạnh mẽ đến mức con người ta có thể vui mừng ngay cả khi
phải tuẫn tử vì đạo đã đủ để làm người dân Nhật Bản rất đỗi ngạc
nhiên và làm cho giới cầm quyền phải khôn nguôi để mắt. Có lẽ
chính điều này đã dẫn đến những cuộc đàn áp thảm khốc hiếm
thấy trong lịch sử Nhật Bản. Ngày nay người ta thường cao giọng
tuyên truyền rằng, các tôn giáo đa nguyên vốn có ở Nhật Bản đã
rất khoan dung đối với một tôn giáo nhất nguyên như Thiên chúa
giáo và các tôn giáo đang chung sống một cách hòa bình, nhưng
nếu nhìn về những vết thương còn lại của thời kỳđàn áp đẫm máu
con chiên thì rõ ràng chúng ta tuyệt nhiên không thể nói các tôn giáo
của Nhật Bản là khoan dung được.

Hơn nữa, như chúng ta đã phân tích ở chương trước, bản thân các

tôn giáo của Nhật Bản lúc đó đang đi tìm nguồn cội và mang xu
hướng trở thành những tôn giáo nhất nguyên. Từđiều này có thể
nói các tôn giáo của Nhật Bản đã đi theo hướng thích hợp để có thể
tiếp thu Thiên chúa giáo. Bởi vậy, việc tiếp thu đó không phải là
bỗng nhiên lao vào một thứ tôn giáo mới lạ từ bên ngoài vào mà là
một lịch sử tất yếu của tư tưởng và việc cho rằng người ta đã đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.