thải Thiên chúa giáo như một thứ của lạ trong lịch sử tôn giáo Nhật
Bản là không xác đáng.
Nói như vậy, nhưng đương nhiên nếu chỉ xem xét về sự phát
triển của Thiên chúa giáo trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản thì không
hiểu hết được mà phải công nhận một sự thực rằng, tôn giáo này đã
mang từ bên ngoài vào những ý tưởng, tư duy hoàn toàn mới chưa
từng thấy trong các tôn giáo vốn có của Nhật Bản. Vì bị tiêu diệt
trong các cuộc đàn áp, nên người ta thường đánh giá thấp vai trò mà
Thiên chúa giáo đã làm được trong thời kỳ chuyển biến từ trung thế
sang cận thế. Tuy nhiên, do được tiếp xúc với một tôn giáo ngoại lai
là Thiên chúa giáo mà các tôn giáo vốn có của Nhật Bản buộc phải
trang bị thêm những lý luận mới. Hơn nữa, hình thái tôn giáo tôn thờ
người cầm quyền có thể thấy rõ ở Hideyoshi và Ieyasu có lẽ đã
được hình thành sau khi tiếp xúc và cạnh tranh với Thiên chúa giáo.
Ngay cả sau khi cấm giáo thì ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đến
các học phái như Lan học
hay Thần đạo của Hirata Atsutane
(Bình Điền Dốc Dận)
đều rất lớn. Mặc dù ảnh hưởng của
Thiên chúa giáo đến thời cận đại của Nhật Bản vẫn rất lớn, nhưng
lại ở vào một vị trí rất kỳ lạ là vẫn bị coi là dị giáo, vẫn bị bài trừ khỏi
hệ thống tôn giáo của Nhật Bản vốn được cấu thành chặt chẽ từ
Thần đạo và Phật giáo. Việc phân tích rõ vị trí, vai trò của Thiên
chúa giáo này sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ hệ thống đặc hữu trong
lịch sử tôn giáo Nhật Bản.
VII.2 SỰ THỐNG TRỊ TÔN GIÁO VÀ SÙNG BÁI ĐẤNG
CẦM QUYỀN
Sự thống trị về tôn giáo của Mạc phủ Tokugawa
Trong quá trình sau khi thời chiến quốc kết thúc và chính
quyền thống nhất được xác lập thì vấn đề được quan tâm đến
nhiều nhất là kiềm tỏa thế lực mạnh mẽ của Phật giáo. Vào cuối