tham gia hay không chính là Nhật Liên tông. Nhật Liên tông đã đứng
trên lập trường nghiêm kỷ là không nhận và không bố thí (Fuju
Fuse, Bất thụ bất thí) cho những người thuộc tông phái khác không
có tín niệm với Kinh Pháp Hoa.
Bởi vậy, trong tông phái này đã diễn ra một cuộc tranh luận xem
có nên nhận lời đối với Hideyoshi hay không. Nichiō (1565-1630)
của chùa Myōkaku-ji và các môn đệ đã từ chối việc tham gia. Nichō,
người quán triệt chủ nghĩa nguyên tắc vào năm Keichō thứ 4 (1599)
cũng không theo lệnh cho triệu tập của Ieyasu và bịđi đày ở Tsushima
(Đối Mã)
. Năm Kanbun (Khoan Văn) thứ 5 (1665), Mạc phủ ra
lệnh cấm những người chủ trương Bất thụ bất thí, nên từđó về
sau cả những người tu hành lẫn những người tại gia của phái này đều
phải duy trì tín ngưỡng của mình một cách âm thầm.
Kế thừa cách thống trị tôn giáo này của Hideyoshi, sang thời
Edo Mạc phủ cấm và đào thải triệt để Thiên chúa giáo, đồng thời
ban hành luật (Hatto, Pháp độ) để tăng cường trấn áp đối với các
thế lực tôn giáo đã tồn tại từ trước đó. Đối với các tông phái Phật
giáo thì luật ban hành riêng cho Kōyasan vào năm Keichō thứ 6
(1601) là đầu tiên và suốt cho đến năm Genwa thứ nhất (1615) đã
lần lượt đưa ra các quy định cho các chùa và tông phái chủ yếu. Tuy
nhiên, chỉ có Nhật Liên tông và Tịnh Thổ Chân tông là Mạc phủ
không ban hành luật lệnh. Đây là hai tông phái phản đối mạnh mẽ
nhất việc bị thâu tóm vào thể chế quốc gia. Chính vì thế, họ cũng
bị coi là nguy hiểm nhất. Đối với giới Thần đạo thì luật được ban
hành khá muộn. Vào năm Kanbun thứ 5 (1665), Chư xã ni nghi thần
chủ pháp độ mới được ban hành. Và điều đã xảy ra trong quá trình
Mạc phủ xác lập chế đội thống trị đối với giới tôn giáo này chính là
Sự kiện Tử y (Shie Jiken) vào năm 1627. Đây là sự kiện mà Mạc phủ
nổi giận với việc Triều đình cấp cho cao tăng tử y (tức áo cà sa tím -
ND) mà không xin ý kiến, nên một nhóm các nhà sư mà đứng đầu