là Takuan Sōhō (Trạch Am Tông Bành, 1573-1645) đã phản đối,
nhưng kết cục họđã bị lưu đày. Qua đó, có thể thấy ngay cả đối với
giới tôn giáo Mạc phủ cũng đã thể hiện được quyền lực cao hơn cả
Triều đình.
Chế độ Đàn gia và Phật giáo tang lễ
Như vậy, Mạc phủ đã khống chế giới tôn giáo vào trong một thể
chế và thiết lập trật tự bằng quan hệ giữa Bản sơn và Mạt tự
thông qua Chế độ Bản mạt (Honmatsu seido). Và điều quan trọng
hơn là Chế độ tự đàn
(Jidan seido, hay còn gọi là Chế độ đàn
gia, Danka seido). Chế độ này bắt nguồn từ việc các con chiên cải
giáo sau khi có lệnh cấm Thiên chúa giáo. Nghĩa là người ta bắt
tất cả người dân phải đăng ký cả gia đình mình vào một chùa nào đó
(gọi là Đàn Na tự hay Bồ đề tự) để chứng minh không phải là con
chiên của Thiên chúa giáo. Hơn nữa, khi đi lại hay tiến hành hôn
nhân phải có giấy chứng nhận do chùa ban hành (Terauke Shōmon,
Tự thỉnh chứng văn). Chế độ này được gọi là Tự thỉnh (Terauke, tạm
dịch nghĩa là Thỉnh cầu nhà chùa). Sau chiến loạn xảy ra ở
Shimabara, cùng với việc tăng cường cấm Thiên chúa giáo, Mạc phủ
còn ra quy định nghĩa vụ phải nộp sổ ghi rõ tên người theo từng tông
phái (Shūshi Ninbetsu-chō, Tông chỉ nhân biệt trướng, hay còn gọi là
Shūmon Aratame-chō, Tông môn cải trướng) cho người chuyên giám
sát việc cải đạo. Những cuốn sổ này không chỉ để giám sát vấn đề
thực hiện lệnh cấm Thiên chúa giáo mà dần dần còn đóng vai trò
như là sổ hộ tịch. Và như vậy, các tự viện Phật giáo đã được cơ cấu
vào phần đuôi của hệ thống hành chính và có chức năng như là cơ
sở hành chính ở làng xã.
Cũng có thể nói, đây là một sự khuất phục của giới Phật giáo
trước quyền lực chính trị, nhưng nếu chúng ta tư duy theo cách cho
rằng, việc quản lý người dân ở các địa phương là điều không thể