Thai tông. Cũng có khi để phân biệt với Thần đạo Sơn Vương thời
trung thế, người ta gọi Thần đạo thuộc dòng Thiên Thai thời cận
thế thờ Ieyasu là Thần đạo Sơn Vương Nhất Thực (Sannō Ichijitsu
Shintō). Thực ra cùng với Sūden, Tenkai cũng là cố vấn đầu não
của Tướng quân Ieyasu, xây dựng chùa Tōeizan Kanei-ji ở Edo để làm
dây nối giữa Hieizan và Kyōto, có ý tưởng xây dựng Edo thành một
kinh đô mới thay cho Kyōto và định xác lập quyền uy của Tướng
quân đối đầu với Thiên hoàng. Theo dòng tư tưởng đó, sau khi
chết Ieyasu muốn được thờ như một vị thần. Bởi vậy, di hài của
Ieyasu đã được chuyển từ núi Kunō (Cửu Năng) của vùng Suruga
(Tuấn Hà)
và được thờ với tư cách là Tōshō
Daigongen (Đông Chiếu Đại Quyền Hiện). Đó chính là Tōshōgū
(Đông Chiếu cung) còn lại cho đến ngày nay.
Việc thờ những người cầm quyền như những vị thần là điều
chưa có trước đó. Nói chung việc thờ một con người như một vị thần
cũng không phải là phổ biến. Mặc dù đã có tín ngưỡng thờ linh hồn
(Goryō) vào thời Heian xuất phát từ việc an ủi linh hồn những
người chết đi trong oan ức, nhưng việc một người đã thâu tóm
quyền lực tối cao trong hiện thế lại muốn thống trị với tư cách là
thần sau khi chết là một hình thức tín ngưỡng thờ thần mới. Hơn
nữa, dù là Toyokuni-sha hay Tōshōgū đi chăng nữa thì vẫn mang đậm
tính chất là một linh miếu thờ di hài. Di hài vốn được coi là thứ ô
uế, nên trước đó người ta không thể tưởng tượng lại có thể thờ ngay
di hài đó với tư cách là một vị thần. Ở đây có thể thấy, trong cách
nhìn nhận về di hài đã có một sự biến đổi lớn.
Nguồn gốc của thần Arahitogami
Cả đền thờ Toyokuni-sha và Tōshōgū về cơ bản đều không vượt
ra khỏi khuôn khổ Thần Phật tập hợp, không phải là được ban cho
tính chất nào đó vượt qua khuôn khổ này. Tuy nhiên, tiếp nối sự
thống trịở trên hiện thế trong bối cảnh là sức mạnh của Thần