LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 119

Phật thì sau khi chết họ lại tiếp tục đóng một vai trò đặc biệt là có
quyền uy để chính đáng hóa sự thống trị của con cháu mình. Vì
thế Toyokuni-sha, đền thờ do chính con cháu đoạn tuyệt đã bị phá
dỡ, còn Tōshōgū tạo nên vinh hoa cho dòng họ Tokugawa thì luôn
phát triển. Có thể thấy trong tính chất thần của những người có
quyền lực mạnh mẽ có ít nhiều ảnh hưởng từ tính chất của Deus
trong Thiên chúa giáo. Đền thờ Ise thờ thần Hoàng tổ đồng thời
cũng là nơi được người dân sùng tín và đến viếng thăm, nhưng
Tōshōgū thì trước sau cũng chỉ được duy trì bởi quyền lực chính trị
của dòng họ Tokugawa mà không có liên hệ gì đến tín ngưỡng của
người dân.

Sang thời Meiji đã xuất hiện nhiều ngôi đền thờ những trung

thần của phong trào Cần vương và cuối cùng Thần đạo đã gắn
kết với quyền lực chính trị để phát triển thành Thần đạo Quốc
gia. Tuy nhiên, việc gắn kết với quyền lực chính trị và thờ những
người cầm quyền như những vị thần là điều tiếp nối từ truyền
thống của thời cận thế. Việc Thiên hoàng được thờ là thần
Arahigami và trở thành đối tượng sùng bái bởi quan niệm: Người có
quyền lực chính trị cũng đồng thời là người có quyền uy tôn giáo
cao nhất có thể xem như là một bước phát triển. Khi nói đến thời
cận thế và cận đại, người ta thường nghĩ đơn giản là kẻ có quyền lực
trong xã hội trần tục đã khuất phục được giới tôn giáo, nhưng
không phải như vậy. Trong xã hội đã hình thành một cơ cấu trong đó
tôn giáo hợp nhất với quyền lực trần tục và tạo ra sức mạnh cho
chính quyền lực ấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.