LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 120

CHƯƠNG 8: Tôn giáo trong xu hướng thế

tục hóa

VIII.1 HỆ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

Nho giáo phải chăng là tư tưởng chủ đạo thời cận thế?

Trước đây người ta đã có ấn tượng cận thế là thời đại của Nho

giáo (Nho học), rằng Nho giáo không phải là tôn giáo mà là một hệ
tư tưởng luân lý và đặc biệt là nền Phật giáo đã từng hưng thịnh
trong thời Kamakura thì sang đến thời này lại rơi vào suy thoái.
Theo đó, cổ đại, trung thế là thời đại của Phật giáo, còn cận thế là
thời đại của Nho giáo. Trong Nho giáo đó thì Chu Tử học là chính
thống. Đối lập với Chu Tử học là sự bùng phát của Dương Minh học
và Cổ học. Mặt khác, đối lập với Nho học có nguồn gốc từ Trung
Quốc thì có Quốc học với tư cách là học phái làm rõ khái niệm về
Đạo vốn có của Nhật Bản. Đây là tình hình tư tưởng của thời Edo
được viết trên các sách giáo khoa thông thường. Tuy nhiên, sơ đồ
quan hệ giữa các học phái và hệ tư tưởng đó đã thay đổi rất nhiều.
Nho giáo có phải là hệ tư tưởng chủ đạo thời Edo hay không đang
được xem là một nghi vấn lớn.

Có thể Hayashi Razan (Lâm La Sơn) sau khi được Tướng quân

Ieyasu đăng dụng thì dòng họ của ông (Rinke - Lâm gia), một dòng họ
cống hiến nhiều cho Chu Tử học đã được Tướng quân coi trọng.
Đặc biệt, sau lệnh cấm các học phái khác được Matsudaira Sadanobu
(Tùng Bình Định Tín)

(118)

vào những năm niên hiệu Kansei (Kansei

igaku-no-kin), cụ thể là vào năm 1790, Chu Tử học đã xác lập được vị
trí là một học thuật duy nhất dành cho hệ thống quan liêu được
Mạc phủ công nhận. Và cơ sở giáo dục có tên Shōheizaka (Xương Bình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.