Ngược lại, cũng có cách nhìn nhận cho rằng, thời cận đại gắn
liền với thời hiện đại. Nói một cách nôm na, trong tiếng Anh thời
cận thế được dịch là Early Modern, nên nói rộng ra là thuộc thời cận
đại. Khi nhìn nhận cận đại là thời kỳ từ Meiji trởđi thì có nghĩa thời
Edo là thời kỳ chuẩn bị cho bước cận đại hóa đó, nhưng không chỉ
dừng lại ở việc chuẩn bị một cách đơn thuần. Chúng ta sẽ vấp phải
vấn đề là thời cận đại bắt đầu từ cuộc duy tân Meiji trở đi đã thực
hiện việc cận đại hóa sau khi du nhập từ Âu Mỹ như thế nào? Ngược
lại cũng phải thấy rằng, vào thời Edo tư tưởng du nhập từ Châu Âu
bị hạn chế do chính sách tỏa quốc, nên người ta đã tạo ra những
khả năng riêng để thực hiện cận đại hóa mà không cần những yếu
tố từ bên ngoài vào. Cách nhìn nhận này sinh ra trong bối cảnh khi
người ta nhận thấy quá trình cận đại hóa phụ thuộc vào các yếu tố
du nhập từ sau thời Meiji trở đi diễn ra khá hời hợt và cần phải xem
xét lại khả năng riêng của Nhật Bản vào trước thời cận đại.
Ngoài ra, còn có một cách nhìn nhận khác không bịảnh hưởng bởi
ý kiến nào trong hai cách nhìn nhận trên và nhấn mạnh về tính
độc lập của Nhật Bản vào thời cận thế. Họ cho rằng, cận thế rõ
ràng là thời kỳ đứt đoạn với trung thế. Vềđiểm này có thể nói cận
thế là cận đại, nhưng không hẳn có sự gắn kết với thời cận đại kể từ
Meiji trởđi. Nghĩa là họ nghĩ rằng, cận thế là một thời kỳ riêng, tách
biệt hẳn với thời trung thế và cận đại. Nếu đẩy luồng ý kiến thứ
hai lên một bước và cho rằng công cuộc cận đại là của riêng Nhật Bản
và khác hẳn với các nước Âu Mỹ thì sẽ đồng nghĩa với việc công nhận
thời cận thế không có sợi dây kết nối nào với thời kỳ từ sau Meiji
trởđi, khi mà người ta tiếp thu thành quả cận đại hóa từ Âu Mỹ. Mà
như vậy thì cũng có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai này đã tiến gần
đến luồng ý kiến thứ ba.
Các cách nhìn nhận trên đều có điểm mạnh, điểm yếu khác
nhau, nên chúng ta không thể quyết định lấy ngay quan điểm nào