nền Nho học cận thế, đã kể rõ cho chúng ta biết về thực tế này.
Seika đã vào chùa và học về Thiền ở Shōkoku-ji từ nhỏ, nhưng sau
trận chiến Seki-ga-hara
, ông bỏ tăng y, mặc “thâm y, đạo phục”
(tức trang phục của các Nho gia) và chuyển sang phục vụ Tướng quân
Ieyasu.
Vấn đề lại sao Seika lại bỏ Phật giáo và chuyển sang lựa chọn
Nho giáo? Trong trước tác Tỉnh Oa tiên sinh hành trạng (Seika Sensei
Gyōjyō, trích trong Hayashi Razan Sensei Bunshū, Quyển 40) của
Hayashi Razan, một trong những đệ tử của Seika, có ghi: “Đã lâu ta
mới thờ ông Thích (tức Phật Thích Ca - ND), nhưng trong tâm lại có
một mối hoài nghi, nhưng khi đọc sách thánh hiền thì tin tưởng và
không hề thấy hoài nghi. Đạo có lẽ chính là ở đây. Tại sao thế thái
lại đi lệch khỏi nhân luân đến như thế này? Ông Thích đã làm mất
nhân từ, làm hủy hoại nghĩa lý. Lý do chính là từ sự dịđoan này”. Hơn
nữa, khi tranh luận với các nhà sư Shōdai, Reisan về những ưu,
khuyết của Nho và Phật, ông đã lý luận: “Đứng từ lập trường của nhà
Phật thì thế gian này có tồn tại Chân đế và Tục đế, có Thế gian
(tức Nhân gian, thế giới của con người trần tục - ND) và Xuất thế
gian (tức thế giới của những người xuất gia). Nếu từ cách nhìn của
ta thì nhân luân của con người đều là Chân... (Lược đoạn giữa) Nói là
Thánh nhân mà lại từ bỏ thế giới nhân gian là sao?”. Qua đây chúng
ta có thể hiểu việc Seika phủ nhận Phật giáo trước hết chính là vì
tính xuất gia, thoát khỏi đời sống thế tục của Phật giáo và phê
phán Phật giáo không phải vì lý do gì khác ngoài việc Phật giáo phủ
nhận nhân luân trần thế. Và khác với Phật giáo, ông đã thấy được
ư
u thế của Nho giáo trong việc đề ra những giá trị về luân lý trong
xã hội trần tục với suy nghĩ cho rằng: “Nhân luân của con người
đều là Chân”. Trên thực tế, những ý kiến phê phán Phật giáo (Bài
Phật luận) của Nho giáo sau đó hay được đưa ra dựa trên quan điểm
này.