tư tưởng thời cận thế và đề tài “Quỷ thần luận” (Kishin-ron) cũng
đã được bàn cãi rất nhiều. Phản đối “Vô quỷ luận” của Itō Ninsai
(Y Đằng Nhân Trai) và Arai Hakuseki (Tân Tỉnh Bạch Thạch), Ogyū
Sorai (Địch Sinh Tồ Lại) đã viết: “Thánh nhân chế định quỷ thần
và đem lại sự thống nhất cho người dân” (trích trong Tư nghĩ đối
sách quỷ thần nhất đạo, Tồ Lại tập, Quyển 17) và cho rằng Thánh
nhân mới là người chế định các chế độ về quỷ thần. Đối lại luận
thuyết mang tính duy lý trên của Nho giáo, nhà Quốc học Hirata
Atsutane đã phê phán một cách quyết liệt và phát triển lên một lý
luận Thần đạo về sự tồn tại thực của quỷ thần. Hơn nữa, Atsutane
còn hướng tới việc xác lập một quan điểm riêng về thế giới bên kia
đứng trên cách nhìn nhận của Thần đạo.
Qua điều này có thể thấy, khuynh hướng tư tưởng thời cận thế
không hẳn chỉ là thế tục hóa và hiện thế hóa. Phật giáo chỉ triển
khai thế tục hóa với tư cách là luận thuyết bề ngoài, còn trên thực
tế thì thông qua Chế độ Tự Đàn, họ không chỉ quản lý con người
trong hiện thế mà còn phát huy sức mạnh to lớn trong việc giám sát
họở thế giới bên kia và đã tạo được nền tảng cho những tang lễ được
tiến hành theo nghi thức Phật giáo sau này. Nho giáo cũng từng
bước liên kết với Thần đạo và tăng cường tính chất tôn giáo của
mình. Nhìn vào những hoạt động của Hayashi Razan, người đã tạo
được nền móng cho ngành Chu tử học của Mạc phủ cũng thấy điều
đó. Và ngay cả Thần đạo Thùy Gia (Thùy Gia) của Yamazaki Ansai
(Sơn Kỳ Ám Trai)
cũng có ảnh hưởng lớn với tư cách là lý luận về
Thần đạo của một Nho gia. Chủ trương thế tục hóa, hiện thế hóa
và tính duy lý trong tư tưởng thời cận thế đã là tâm điểm chú ý khi
người ta nhìn nhận lại về thời cận thế đứng từ góc độ chủ nghĩa duy
lý cận đại.
Sự giao thoa giữa Thần, Phật và Nho