Ở
đây chúng ta sẽ thử xét một ví dụ về việc trên thực tế Nho giáo
đã được tiếp nhận như thế nào thông qua trước tác Tâm học ngũ
luân thư (Shingaku Gorin-sho, 1650). Người ta đã lưu truyền trước
tác này là của Kumazawa Banzan (Hùng Trạch Phiền Sơn, 1619-
1691). Dưới ảnh hưởng của trước tác này, cuốn Giả danh tính lý
(Kana Seiri) được cho là của Fujiwara Seika đã ra đời. Trước tác này
được bắt đầu bằng câu: “Thiên đạo chính là chủ nhân giữa trời và
đất” và lấy “Thiên đạo” làm khái niệm trung tâm. Như đã viết ở
câu: “Tất cả vạn vật có ở giữa trời và đất này đều tồn tại ở trong
khuôn khổ của Thiên đạo”, ở đây Thiên đạo có tính chất của Lý
xuyên thấu trời đất trong tư tưởng Chu Tử học và ở con người thì đó
chính là Tâm. Tuy nhiên, đọc những câu như: “Tâm nguyện của trời
là đem đến cho vạn vật trong trời đất sự sinh sôi, nảy nở” thì lại
thấy đó không đơn giản là Lý trừu tượng và phi nhân cách mà lại có
tính chất chủ thể có ý chí. Người ta cho rằng ở đó có cảảnh hưởng
của Thiên chúa giáo. Và Ngũ luân, Ngũ thường cũng được hình thành
dưới sự chi phối của Thiên đạo này. Trên cơ sở của tư tưởng Thiên
đạo, sau này tín ngưỡng thờ Thái Dương đã phát triển và người ta gọi
vầng Thái Dương là Tentō (hay Tentō sama)
Trước tác này đã thuyết về tam đạo Nho, Phật, Đạo dưới sự
thống nhất bởi khái niệm Thiên đạo trên. Khi đó tác giả đã viết:
“Thần đạo Nhật Bản làm cho tâm chúng ta ngay thẳng, mang một ý
đồ sâu xa là thương yêu dân chúng và đem lại cho họ lòng từ bi. Đạo
của Nghiêu Thuấn cũng là có thâm ý như thế. Ở nhà Đường người
ta gọi đạo này là Nho đạo, còn ở Nhật Bản là Thần đạo” và lý luận
về sự hợp nhất giữa Thần và Nho. Mặt khác, về đạo Phật khi họ
thuyết là Hữu, khi lại thuyết là Vô. Điều này là vì “Phải biến cái
tâm của con người thành cát để dễ bề trị nước, an dân”, nghĩa là
cùng với việc coi đây là phương tiện để trị thế, họ còn phê phán đạo
Phật giáo lúc đó là thứ quá xa xỉ. Hơn nữa còn viết: “Trong Nho đạo,
Tính này là Thiên tính nhận được từ trời lúc sinh ra và khi chết đi lại