LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 128

trả về cho trời” và khẳng định trong Nho đạo có thừa nhận sự tồn
tại của thế giới bên kia, còn đạo Phật thì ngược lại: “Nói là có thế
giới vãng sinh mà là không vậy!” và phê phán đạo Phật chìm đắm
vào hư không mà phủ nhận thế giới bên kia. Việc họ cho rằng, Phật
giáo chìm đắm trong hư không là vì đã thấy được luận điểm này
trong các cuộc tranh luận với đạo Thiên chúa. Ở đây có thể thấy,
ngay trong Nho giáo mặc dù chủ nghĩa duy lý vô quỷ thần lan
truyền giữa một bộ phận trí thức, nhưng dưới đáy sâu thì quan điểm
về thế giới bên kia với quan niệm về sự hiện hữu của quỷ thần
vẫn bám rất sâu.

VIII.2 TÔN GIÁO VÀ LUÂN LÝ THẾ TỤC

Đẳng cấp và chức phận – Thuyết chức phận của Suzuki

Shōsan

Người ta cho rằng, vào thời Edo thân phận gắn với vai trò tương

ng Sĩ nông công thương đã được xác lập dựa trên luân lý Nho giáo.

Tuy nhiên, ngoài võ sĩ ra thì các đẳng cấp khác chưa hẳn đã được xác
lập rõ ràng và bản thân chế độ Sĩ nông công thương cũng không hẳn
là liên quan trực tiếp đến Nho giáo. Có thể giới võ sĩđã có ý thức
mình là lớp trí thức thuộc tầng lớp thống trị và đã xây dựng những
quy phạm luân lý riêng. Hơn nữa, họ thừa nhận rằng, Nho giáo đã có
một sức mạnh lớn lao. Còn lớp dân thành thị thì mặc dù cũng xuất
hiện những người như Itō Ninsai, nhưng ngoài giới võ sĩ ra thì Nho
giáo không phải đã được học một cách cẩn thận.

Thuyết chức phận cho rằng, mỗi người đều phải hoàn thành

chức vụ của mình tương ứng với mỗi thân phận không phải là thuyết
riêng của Nho giáo mà trong cả Phật giáo và phái Tâm học cũng được
bàn luận đến. Vào đầu thời Edo có một nhà sư theo phái Tào Động
tông tên là Suzuki Shōsan (Linh Mộc Chính Tam, 1579-1655), nhưng
xuất thân từ tầng lớp võ sĩ và đã tham gia trận Seki-ga-hara, trận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.