LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 131

Trong giới Phật giáo sau đó người ta đã biết nhiều đến những

nhà sư như Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Tuệ Hạc, 1685-1768) của phái
Thiền Lâm Tế hay Jiun Onkō (Từ Vân Ẩm Quang, 1718-1804) hết
mình vì sự nghiệp giáo hóa dân chúng. Đặc biệt, Jiun đã thuyết về
Thập thiện giới, phổ biến giới luật trong cả dân chúng và hơn nữa
còn lập nên phái Thần đạo Vân Truyền (Unden) nhằm phát triển
lý luận Thần đạo của riêng mình. Trước đây thời Edo thường bị phán
như đinh đóng cột là thời kỳ Phật giáo trụy lạc, nhưng trên thực tế
việc nghiên cứu thâm sâu về học thuật đã rất phát triển và niềm
tin của người dân đối với Phật giáo cũng không hề giảm. Tuy nhiên,
cũng phải nói đến một sự thực rằng, cuối cùng Phật giáo đã an bài
trong sự thống trị và bảo hộ của thế lực chính trị mà không vượt lên
trật tự xã hội đó để tiến đến đào sâu nghiên cứu bản chất của tôn
giáo.

Luân lý của giới thị dân -Nhà tư tưởng Ishida Baigan

Tuy nói rằng, Thuyết chức phận của Shōsan về mặt lý luận là

bao phủ hết tứ dân, nhưng quan điểm “dũng mãnh” đó chỉ có thể áp
dụng cho giới võ sĩ và một phần nào trong tầng lớp nông dân. Còn
cách buôn bán “dũng mãnh” thì trên thực tế khá là khó thực hiện.
Tuy nhiên vào trung kỳ thời Edo, cùng với sự phát triển của thương
nghiệp, tầng lớp thị dân cũng ngày càng trưởng thành và trong số
họ cũng đã xuất hiện những học giả kiệt xuất. Trong số đó,
Sekimon Shingaku (Thạch Môn Tâm học) đã được Ishida Baigan
(Thạch Điền Mai Nham, 1685-1744) xây dựng với tư cách là học phái
bàn về luân lý trong thương nghiệp. Baigan vốn xuất thân từ một
gia đình nhà nông ở Tamba (Đàm Ba)

(125)

, nhưng sau đó ông vừa làm

thuê cho một gia đình thương nhân ở Kyōto vừa chuyên cần đèn
sách. Dưới sự dạy dỗ của một cư sĩ Phật giáo là Oguri Ryōun (Tiểu Lật
Liễu Vân) ông đã trải nghiệm và hiểu được Tính ở trong mình. Từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.