LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 132

năm 45 tuổi trở đi ông trở thành người chủ và dạy dỗ cho con em các
thương nhân ngay tại nhà mình.

Nếu xem xét về tư tưởng của Baigan thông qua trước tác Đô bỉ

vấn đáp (Tohi Mondō, 1739) thì thấy ông đã đặt khái niệm Tính
của Nho giáo làm căn bản và cho rằng: “Tính chính là Lý mà trời ban
cho từ con người cho đến các loài cầm thú, cỏ cây”. Nghĩa là, theo
ông Tính quán triệt và thông suốt vạn vật. Hơn nữa còn viết: “Khi
hiểu được về Tính nghĩa là đạo Ngũ thường, Ngũ luân đã đầy đủ
trong mình” và rất chú trọng việc đạt đến độ hấp thu được Tính.
Tính chính là tâm, nên ngoài Tính ra con người không cần phải mưu
cầu gì khác. Hơn nữa, ông cho rằng, tuân theo thiên mệnh “cùng
với Sĩ nông công thương con người nên biết đủ với gia nghiệp của
mình... Nói rằng đã hiểu tất cả về đạo nghĩa là phải biết đủ với
mình và cái đức của học vấn chính là việc không tham vọng gì ngoài
điều đó”. Theo Baigan, điều quan trọng là mỗi người biết đủ, biết
bằng lòng với chức phận của riêng mình.

Tuy nhiên, về thương nhân, ông có phê phán rằng việc thu lợi

nhuận từ hoạt động mua bán là xuất phát từ dục vọng của con người.
Điều mà Baigan đối mặt một cách ngang nhiên chính là sự miệt thị
đối với dân buôn. Ông cho rằng, “những người không biết đạo của
thương nhân thì chỉ làm khuynh gia, bại sản. Nếu hiểu về đạo của
thương nhân, xa dời dục vọng và mài giũa lòng nhân từ thì sẽ thực
hiện được đạo và có được vinh hoa phú quý với tư cách là đức của học
vấn đó”. Tức là, ông chủ trương “đạo của thương nhân” là phải xa dời
dục vọng và không được miệt thị họ so với sĩ, nông, công.

Lĩnh vực nằm giữa tôn giáo và luân lý

Vậy thì vấn đề đặt ra là đạo của thương nhân là thế nào? Theo

Baigan thì: “Điểm xuất phát của người lái buôn từ xưa đã là mang vật
phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu và chủ yếu là trao đổi những vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.