LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 133

phẩm đó với nhau”, có nghĩa thương nhân vốn là những người đóng
vai trò trung gian trong hoạt động trao đổi và không có điều gì phải
xấu hổ. Ông nói: “Dân buôn là những người phải tính toán tỉ mỉ để
sinh nhai, nên không được coi nhẹ dù chỉ là một hào” để qua đó răn
dạy rằng, cần phải tiết kiệm, không được phung phí. Vì “Của cải là

mọi người trong thiên hạ”, nên “nếu chúng ta (tức những thương

nhân - ND) có tâm biết coi trọng tiền bạc, dù chỉ là một hào, gửi
gắm tâm đó vào trong vật phẩm và bán thật cẩn thận thì người mua
lúc đầu có thể cũng tiếc tiền, nhưng sau khi đã biết là vật phẩm
tốt thì tự mình sẽ biết là không nên tiếc nữa”, nghĩa là ở đây ông
muốn nói một điều rằng, nếu người bán mà hết sức thành ý thì
kẻ mua cũng không ngần ngại mà bỏ tiền ra. Vì vậy, ông đã nói:
“Như vậy, phú quý dù có chất đầy như núi thì cũng không gọi đó là
dục tâm” và chủ trương phú quý không phải là thứ cần phải phê
phán.

Những tư tưởng nhưđã nêu trên của phái Sekimon Singaku có thể

đưa vào phạm trù tôn giáo hay không là điều rất khó phán đoán.
Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là những luân lý sát thực với môi
trường lao động của con người đã dần được phát triển vào thời cận
thế. Chẳng hạn, tư tưởng Báo đức của Ninomiya Sontoku (Nhị Cung
Tôn Đức, 1787-1856) vừa đứng trên quan điểm phức hợp giữa Thần-
Phật-Nho, lại vừa tích cực đề cao giá trị trong hoạt động sản xuất
của nhà nông để qua đó nhằm nâng dần ý thức cần lao cho mọi
người. Việc có đánh giá tư tưởng này là tôn giáo hay luân lý lại là một
câu hỏi lớn. Có thể nói, chúng ta cần phải nhìn nhận đặc trưng của tư
tưởng thời cận thế kể cả Nho giáo ở sự phát triển của một lĩnh vực
nước đôi không thích hợp với bất cứ khái niệm luân lý hay tôn giáo
hiện đại nào.

Các vị Thần và Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.