Ở
phần trên chúng tôi đã đưa ra những lý luận mang tính tôn
giáo nhằm đặt cơ sở cho luân lý về nghề nghiệp của con người
trần tục. Tuy nhiên, tín ngưỡng của người bình dân cận thế thì
không phải chỉ quy tụở những lý luận như vậy. Rất nhiều trường
hợp các vị Thần, Phật được tôn sùng bởi sự linh nghiệm. Những vị
Thần, vị Phật mang lại nhiều lợi ích trần thế như là Thất phúc
thần (Shichifukujin)
đã được sùng bái một cách rộng rãi. Những
tín ngưỡng này đã được phổ biến nhờ những đạo sĩ của phái Tu
nghiệm và Âm dương. Hơn nữa, như người ta vẫn gọi là Lưu hành
thần (Rūkōshin), có những vị thần, Phật đột nhiên được đồn thổi
và sùng bái một cách cuồng nhiệt, nhưng sau đó lại bị lãng quên.
Cũng có những trường hợp được người ta tin như một vị thần
sống. Chẳng hạn như nhân vật Otake Dainichi là người vốn từ vùng
quê Dewa (Xuất Vũ)
ra làm thuê cho một gia đình thương nhân
ở
Edo, nhưng nhờ một đạo sĩ Tu nghiệm ở Haguro (Vũ Hắc) mà
được sùng bái như là hóa thân của Phật Như Lai Đại Nhật. Cũng có
trường hợp một người dân thường không có vẻ gì đặc biệt lại đột nhiên
được sùng bái như là hóa thân của Phật và bùng phát như một làn
sóng lan truyền rộng rãi. Hơn nữa, có cả tín ngưỡng thờ những người
dân sống có nghĩa khí như nhân vật Sakura Sōgorō. Ông đã vì những
người dân thường đang lao đao bởi sưu cao thuế nặng mà cả gan trực
tiếp tố cáo lên Tướng quân. Sau đó, ông đã được thờ như một vị
thần.
Những vị Thần, Phật này đã được phát triển do sự tuyên truyền
khéo léo và đáp ứng được đúng ước vọng của người bình dân. Hơn
nữa, tín ngưỡng của người bình dân thời đó còn có nhiều hình thức
khác nhau như Tuần lễ (Junrei, tạm dịch là Hành hương -ND) hay
Xuất khai trướng (De Kaichō)
. Trong đó lễ hành hương Okage
đến Ise được tổ chức với quy mô lớn vào các năm Hōei
(Bảo Vĩnh) thứ 2 (1705), năm Meiwa (Minh Hòa) thứ 8 (1771), năm