LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 136

CHƯƠNG 9: Thần đạo và chủ nghĩa dân

tộc

IX.1 TỪ THẦN PHẬT ĐẾN THẦN NHO

Những động hướng của giới Thần đạo

Như đã trình bày ở phần trước, trong tín ngưỡng của người dân

thời cận thế nói chung phần nhiều có sự dung hợp giữa Thần,
Phật và Nho. Nhưng một mặt vẫn có thể thấy xu hướng thoát khỏi sự
chi phối của Phật giáo trong giới Thần đạo, thứ tôn giáo vốn đã có
những phong trào muốn tự lập từ cuối thời trung thế. Dòng họ
Yoshida đã bắt đầu nắm quyền lực trong giới Thần đạo từ cuối
thời trung thế và đã đặt các chức trách Thần đạo địa phương dưới
sự quản lý của mình thông qua hình thức cấp giấy phép hoạt động.
Mặc dù họ Yoshida phân chia quyền lực đó với dòng họ Shirakawa,
tức dòng họ kế thừa từ gia phả của một Thần kỳ quan, nhưng về
mặt tư tưởng và nghi lễ thì ảnh hưởng của dòng họ Yoshida vẫn lớn
hơn.

Trong bối cảnh đó, người ta thấy một sự phát triển mới của thời

cận thế trên phương diện tư tưởng. Đó là để loại bỏ lý luận mang tính
chất Thần Phật tập hợp thường thấy, giới Thần đạo đã có xu
hướng liên kết với Nho giáo mới nổi lên. Ngay cả về phía Nho giáo,
từ những nhân vật như Hayashi Razan, người đã đặt nền móng cho
Nho giáo thời cận thế cũng xướng lên lý luận Thần đạo Lý đương
tâm địa (Ritōshinchi, tạm dịch nghĩa là Lý tương đương với Tâm địa,
Lý nghĩa là tâm địa) và mở ra một cục diện mới cho những nghiên cứu
về Thần đạo. Sau đó, Thần đạo Thùy Gia của Yamazaki Ansai (sẽ
trình bày ở phần sau) đã có ảnh hưởng lớn đến tầng lớp võ sĩ. Hơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.