chủ Hoshina Masayuki (Bảo Khoa Chính Chi) của vùng Aizu (Hội
Tân) mời đến và đã gây ảnh hưởng không nhỏ.
Một trụ cột trong tư tưởng của Ansai nữa là Thần đạo. Nhìn qua
có thể cho là điều này mâu thuẫn với khuynh hướng tuyệt đối của
ông đối với Chu Tử học, nhưng Ansai lại cho rằng Nho giáo và
Thần đạo là đồng nguyên và dần chuyển sang coi trọng Thần đạo
với tư cách là chân lý riêng cho xã hội Nhật Bản. Ansai đã được nhận
mật truyền của cả Thần đạo Ise và Thần đạo Yoshida, nhưng ảnh
hưởng của Thần đạo Yoshida do được truyền thụ từ Yoshikawa
Koretari lớn hơn. Bản thân Yoshikawa Koretari chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ từ Chu Tử học và từđó đã hệ thống hóa thành các trước tác như
Thổ Kim chi truyền (Dokon-no-den) hay Thần Ly Bàn Giới chi
truyền (Himorogiiwasaka-no-den). Cuốn Thổ Kim chi truyền là
dựa trên Thuyết ngũ hành tương sinh cho rằng, ngũ hành sẽ tuần
hoàn theo trình tự Mộc→Hỏa→Thổ→Kim→Thủy. Trong đó, Thổ và
Kim được coi là căn bản vì: “Đã có từ khi trời đất chưa phân” (theo
Thổ Kim chi bí quyết, Dokon-no-Hiketsu) và từ lý luận Thổ sẽ bị kìm
giữ (tiếng Nhật đọc là Tsuchi Simaru) bởi Kim đã giải nghĩa ra thành
khái niệm Kính (tiếng Nhật đọc là Tsutsushimi) nhờ vào sự gần gũi
của âm đọc. Đó chính là trật tự vốn có và con người ta phải giữ
nghiêm trật tự quân thần, trên dưới đó. Trong Thần Ly Bàn Giới
chi truyền, cuốn mật truyền thâm sâu nhất của Thần đạo
Yishida cũng lại cho rằng không ngoài gì khác, con người cần phải
giữ đạo quân thần. Tư tưởng này của Koretari đã được Ansai kế
thừa nguyên vẹn.
Thần đạo Thùy Gia đã thừa hưởng những lý luận của Thần đạo
Yoshida, những vừa thừa hưởng, vừa cải biến những bí truyền ra
đời sau đó và nhấn mạnh thêm khía cạnh phi duy lý. Đồng thời,
Thần đạo Thùy Gia còn sử dụng thêm những luận thuyết của Chu
Tử học, đặt đạo quân thần làm nền tảng, nên đã rất phát triển và