được sùng bái với tư cách là hệ tư tưởng của tầng lớp võ sĩ mà tiêu
biểu là các Daimyō
. Về điểm này Thần đạo Thùy Gia đã phát
triển một cách thái quá, nên sau đó bị các nhà tư tưởng như Hirata
Atsutane phê phán và mất cả thế lực. Có thể nền tảng của tư tưởng
này chỉ là thêm thuyết Âm dương ngũ hành vào Chủ nghĩa thần bí
đã có từ thời trung thế trở đi. Sau đó, khi những thần thoại cổ đại
được Motoori Norinaga “phát hiện” thì những nhà tư tưởng của
Thần đạo Thùy Gia đã từ việc giải nghĩa các kinh điển này mà đưa ra
một phương pháp mới để đi tìm những ý tưởng về cổ tầng đã có từ
thời cổ đại của Nhật Bản. Từ đây các thần thoại đã được xem xét lại
đồng loạt. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Nhật Bản trung tâm có thể nói là
vừa phi duy lý vừa mang tính chất của chủ nghĩa nguyên lý. Chủ
nghĩa này khác hẳn với tư tưởng của Norinaga mà đã được người ta
đánh giá cao vào thời cận đại và được Học phái Mito (Thủy Hộ học)
cũng như Thần đạo phục cổ tiếp thu để nuôi dưỡng nên Chủ nghĩa
dân tộc của Nhật Bản sau đó.
Vị trí mang tín ngưỡng của Ieyasu
Tuy nhiên, điều thú vị là tín ngưỡng đối với Tướng quân Ieyasu
ở
Tōshōgū hoàn toàn mờ nhạt trong lý luận Thần đạo khi chuyển từ
Thần đạo Thùy gia sang Thần đạo Phục cổ và hoàn toàn không có vị
trí đáng kể. Điều thứ nhất là vì Tōshōgū dựa vào Thần đạo Sơn
Vương với tinh thần chủ đạo là Thần Phật tập hợp. Điều thứ hai
cũng có một phần nguyên nhân từđiều thứ nhất và vì Tōshōgū
không nằm trong hệ thống thần thoại kinh điển có từ thời cổ đại
mà người ta đã lấy trung tâm là Thần cung Ise. Hơn nữa, ngay
trong Thần đạo Sơn Vương thì tín ngưỡng đối với Tōshōgū cũng
không phải là được đưa vào hệ thống lý luận, mà chỉ được xây dựng
đơn thuần bởi yếu tố chính trị.
Thần đạo Thùy gia không hẳn là có tín ngưỡng sùng bái Thiên
hoàng mạnh mẽ, nhưng sau khi tiếp thu Thần đạo Ise thì đã chú