còn thẳng tay đàn áp phái Bất thụ bất thí của Nhật Liên tông và
tiến hành những chính sách cứng rắn như xóa bỏ Chế độ Tự thỉnh,
bắt người dân nộp các giấy tờ xin phép cho Thần chức, khuyến
cáo tiến hành lễ tang theo nghi thức Thần đạo thay cho Phật giáo
và bắt các tăng lữ hoàn tục... Hơn nữa, ở Aizu, phiên chủ Hoshina
Masayuki, người nghiêng hẳn về những học thuyết của Yamazaki
Ansai, đã thực hiện việc xử lý và phá dỡ những ngôi chùa mới xây
dựng.
Những phiên chủ này ngoài tôn giáo đều là những người tích cực
thực hiện cải cách, được ca ngợi là minh quân và có ảnh hưởng lớn
lao. Bởi vậy, chính sách trên của họ cũng ảnh hưởng đến cả các phiên
khác, nhưng vào cuối những năm niên hiệu Kanbun, khi trong số
họ người thì mất, người thì thoái lui khỏi cương vị phiên chủ thì theo
yêu cầu của Mạc phủ Chế độ tự thỉnh đã được phục hồi lại. Tuy
nhiên, Mạc phủ vẫn kiên trì phương châm bảo hộ Phật giáo. Bởi vậy,
tình trạng Thần Phật vẫn ăn sâu vào trong dân chúng, nhưng mặt
khác tư tưởng bài Phật thì ngầm được duy trì và đến cuối thời Mạc
phủ Tokugawa đã nhất loạt bùng phát ở các vùng. Phiên chủ
Tokugawa Nariaki (Đức Xuyên Tề Chiêu) của vùng Mito có chịu ảnh
hưởng lớn từ Aizawa Seishisai, một người theo Học phái Mito-gaku
hậu kỳ, nên đã tiến hành xử lý triệt để các tự viện, thực hiện Thần
Phật phân ly, bắt các đền thờ Thần đạo độc lập khỏi tự viện Phật
giáo, đồng thời yêu cầu người dân thực hiện tang lễ theo nghi thức
Thần đạo. Ở phiên Satsuma (Tát Ma) chính sách tương tự cũng đã
được thực hiện.
Theo những phân tích như trên có thể thấy, mặc dù phương châm
Thần Phật tập hợp được Mạc phủ ủng hộ và là chủ lưu, nhưng
khuynh hướng Thần Phật phân ly và bài Phật vẫn chảy ngầm ở
dưới. Cuối cùng, từ phong trào quá khích của Học phái Mito và
Thần đạo Phục cổ mà dẫn đến phong trào Đảo Mạc và Tôn vương