LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 144

nhương di. Kết quả là điều đó đã được phản ánh trong chính sách
của chính quyền Meiji và Thần Phật phân ly đã dẫn đến việc xác
lập Thần đạo quốc gia. Điều này không chỉ dừng lại ở vấn đề
chính trị của giới cầm quyền, mà những bất mãn về tình trạng
suy thoái của Phật giáo cũng lan khá rộng, dẫn đến sự hình thành
của Chủ nghĩa dân tộc mới giữa tầng lớp hào nông mới nổi. Phong
trào Phế Phật hủy Thích (Haibutsu Kishaku) cũng nảy sinh trong
bối cảnh này.

Một điểm đáng chú ý nữa là để bài Phật người ta không thể không

dùng tang lễ theo nghi thức Thần đạo. Nếu không thừa nhận và phổ
biến kiểu tang lễđó thì Thần đạo không thể độc lập thực sự với tư
cách là một tôn giáo. Ở Nhật Bản, ngay cả tang lễ theo nghi thức Nho
giáo cũng không trở nên phổ biến. Đây là điểm khác với Hàn Quốc,
nơi tang lễ theo nghi thức Nho giáo là chủ lưu. Điều này đã minh
chứng một điều rằng, tang lễ theo nghi thức Phật giáo đã đóng vai
trò rất lớn khi Phật giáo thâm nhập vào xã hội Nhật Bản. Khi nói
đến Phật giáo tang lễ người ta thường hay cho rằng đây là một hình
thức sa đọa của Phật giáo Nhật Bản, nhưng thực tế cần phải chú ý
rằng việc có được đảm đương việc tiến hành tang lễ hay không là
yếu tố quyết định tôn giáo đó có thâm nhập được vào đời sống xã
hội hay không.

IX.2 TỪ QUỐC HỌC ĐẾN THẦN ĐẠO

Tạo sự đối đẳng giữa Phật giáo và Nho giáo

Nho giáo dù có liên kết với Thần đạo thì cũng không tẩy rửa

hết được yếu tố ngoại lai. Nếu Nho giáo mà có tính phổ biến,
vượt qua được hàng rào văn hóa quốc gia thực sự thì không có gì
phải bàn. Thế nhưng đây vốn là hệ tư tưởng đặc thù, hình thành
trong một nền văn hóa đặc thù là Trung Quốc, nên nếu người
Nhật lấy đó làm kim vàng thước ngọc thì sẽ được gì? Đây chính là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.