điều mâu thuẫn mà phái Cổ học đã vấp phải trong quá trình đi tìm
con đường của các Thánh nhân thời cổ đại Trung Quốc thông qua
những thao tác nghiên cứu nghiêm túc kinh điển Nho gia. Người
đứng đầu trong phong trào này chính là Ogyū Sorai (Địch Sinh Tồ
Lai, 1666-1728). Theo Sorai, Đạo chính là chế độ lễ nhạc hình chính
mà các thánh nhân cổ đại Trung Hoa như Nghiêu, Thuấn đã quy
định. Vì chế độ đó là do con người mà được gọi là thánh nhân tạo ra,
nên cũng chỉ là nhân vi, mà không phải là đạo của tự nhiên, trời đất.
Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì không những các thánh nhân Trung
Hoa không vĩ đại, mà căn cứ tuyệt đối buộc con người phải tuân theo
đạo đó cũng không còn.
Không chỉ Phật giáo mà khi đối sánh với Nho giáo, người ta đành
phải đi đến kết luận rằng các tôn giáo và văn hóa đặc hữu, thiếu
tính phổ biến luôn tồn tại song song với nhau. Ý tưởng của
Tominaga Nakamoto (Phú Vĩnh Trọng Kỳ, 1715-1746) là tạo sự đối
đẳng giữa các luân lý, tôn giáo dựa trên tiền đề là sự tồn tại song
song của những văn hóa đặc hữu. Nakamoto đã gắn cho đặc trưng
văn hóa Ấn Độ (tức Phật giáo) là “ấu” và văn hóa Trung Quốc (tức
Nho giáo) là “văn”. Trong trước tác Xuất định hậu ngữ
(Shutsujōgogo), ông đã đề xướng Thuyết Đại thừa phi Phật giáo
dựa trên Thuyết Gia thượng (Kajō) cho rằng, Phật giáo Đại thừa
chẳng qua chỉ là một phái được hình thành do người ta bổ sung
thuyết của mình vào trong lý luận của Phật giáo Tiểu thừa và đã gây
một cú sốc lớn cho giới Phật giáo. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lý luận
dựa trên việc tạo ra sự đối đẳng giữa các kinh điển tôn giáo mà thôi.
Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu như vậy thì người ta sẽ phải tìm căn
cứ lý luận ởđâu? Chẳng phải là nên ưu tiên đi sâu vào các tác phẩm
kinh điển của nước mình hơn là tìm đến những luân lý, tôn giáo của
các nước khác như một cứu tinh hay sao? Việc Quốc học, học phái
vốn chỉ nghiên cứu về một mảng hẹp được khuếch đại lên cũng là