rằng: “Đạo thực sự phải là thứ trải rộng giữa trời đất và ở nước nào
cũng đều là một trục đạo như nhau. Thế nhưng, Đạo này chỉ được
truyền bá một cách đúng đắn ở Hoàng quốc của chúng ta, còn ở
các nước khác thì ngay từ thời thượng cổđã không được truyền bá tới
nữa” (trích Tamakushige). Ở ngoài Nhật Bản, do nhân tri của nước đó
mà “Đạo thực sự” (Makoto-no-michi) đã dần mất đi. Bởi vậy, sựđan
xen giữa tính phổ biến và tính đặc thù của Đạo được coi là sự phổ
biến hóa Đạo ở một quốc gia đặc thù là Nhật Bản. Tư tưởng này đã
được Atsutane kế thừa và ở lại sâu trong tiềm thức người Nhật cho
đến tận thời cận đại.
Việc tầm cứu Ký Kỷ, trong đó đặc biệt là Cổ sự ký không phải với
lý do đơn thuần là tác phẩm kinh điển của Nhật Bản, mà bởi vì ởđó
đã chỉ ra được “Đạo thực sự” ở một Nhật Bản có tính phổ biến cao,
nhưng lại cũng rất đặc thù. Cổ tầng bịẩn giấu trong thời kỳ đen
tối của tư tưởng thời trung thếđã nổi bật lên nhờ vào những nghiên
cứu cẩn mật về thư tịch cổ như thế này và tính ưu việt của Nhật Bản
đã được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, đây chỉ là thứ cổ tầng được
lý tưởng hóa và với ý nghĩa đó việc “phát hiện” ra cổ tầng cũng đồng
nghĩa với việc hư cấu nên cổ tầng vậy.
Atsutane là người đã kế thừa tư tưởng của Norinaga và trong
những trước tác đồ sộ của mình, ông đã nỗ lực tầm cứu các thư tịch
cổ từẤn Độ, Trung Quốc đến các nước phương Tây để chứng minh
tính ưu việt của Nhật Bản. Atsutane chủ trương rằng, Đạo được
truyền thừa ở Nhật Bản chẳng qua chỉ là thứ Đạo đúng đắn của
Nhật Bản đã bị bẻ cong. Đây vốn là một vấn đề được đặt ra cho
Thuyết Căn diệp hoa thực của Thần đạo Duy nhất, nhưng
Atsutane càng cố gắng chứng minh điều đó thì ông càng đi vào
ngõ hẹp và thao tác này trở thành việc chỉ câu nệ vào một kết luận
chính nước ta (tức Nhật Bản - ND) mới là bản thể của thế giới mà
thôi.