LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 148

Thần Amaterasu và sự nhấn mạnh tín ngưỡng đối với

Thiên hoàng

Chúng ta sẽ trở lại với Norinaga. Vậy thì vấn đề đặt ra là tính ưu

việt của Nhật Bản nằm ởđâu? Ông đã giải thích rằng: “Triều đình
ta là Bản quốc của thần Amaterasu Ōmikami, là Ngự quốc do
Hoàng tộc cai trị và là đất nước căn bản, đại tôn của vạn quốc khác”
(Theo Tamakushige). Ởđây phả hệ từ thần Amaterasu đến Thiên
hoàng đã được đặt làm căn bản. Chủ trương này đã có thể thấy ở
Thần đạo Ise hay Thần đạo Nho gia từ trước đến nay, nhưng
Norinaga đã nhất nguyên hóa các thần thoại dựa trên việc coi Cổ sự
ký là thánh điển và chỉ nhờ vào điều đó ông đã tạo nên được tính
tuyệt đối của phả hệ Thiên hoàng bằng con đường ngắn nhất.
Hơn nữa ông cho rằng: “Không phải chỉ có Thiện thần, mà còn có
cả Ác thần... Điều đó không thể lường hết được” và “Chỉ có điều
chúng ta phải dè chừng khi các vị thần nổi giận và phải một mực thờ
cúng” (Theo Kojiki-den, Naobinomitama), nên đã bịt được mọi phê
phán ở đó.

Nhất là trong trước tác của Norinaga có ghi: “Xin gửi thần

Amaterasu Ōmikami đến gia tộc Đại Tướng quân của
Azumaterukamu Mioyanomikoto” (Đông Chiếu thần Ngự tổ mệnh.
Trích từ Tamakushige) và công nhận quyền cai trị của Mạc phủ.
Điều này hoàn toàn không có căn cứ trong các điển tích, nên không
có sức thuyết phục. Bởi vậy, nếu xóa phần trung gian là Tướng
quân này đi thì lý luận của ông sẽ dẫn thẳng đến tư tưởng Tôn vương
nhương di. Chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản đã gắn kết chặt chẽ với
thần Amaterasu và sự sùng bái đối với Thiên hoàng như vậy.

Hirata Atsutane và cách nhìn nhận về thế giới bên kia

trong Thần đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.