và cho rằng, linh hồn sẽở lại đất nước này vĩnh viễn ngay cả sau
khi con người chết đi. Ông viết: “Minh phủ (tức chốn mịt mù -ND)
đã được đặt ở Hiển quốc (Utsushikuni), chứ không phải nơi nào
khác. Mặc dù được đặt ở trong Hiển quốc này, nhưng ởđó u minh,
không thể thấy sự ngăn cách với hiện thế” và cho rằng, thế giới
bên kia là một thể thống nhất với hiện thế và từ hiện thế thì
không thể nhìn rõ được. Hơn nữa còn quan niệm rằng, hồn con
người sau khi chết sẽ đậu lại trong các đền miếu hoặc mộ địa. Linh
hồn đó sẽ trở thành các vị thần không khác gì các vị thần xa xưa.
Khái niệm U và Hiển đã thấy có ở Norinaga, nhưng việc nâng thế
giới u minh từ chốn Hoàng tuyền lên hiện thế và coi ngang bằng
với các vị thần chính là luận thuyết đặc trưng của riêng Atsutane.
Quan niệm về thế giới bên kia của Yanagida Kunio mà chúng tôi đã
đề cập ở Phần mở đầu cũng được đưa ra theo luồng tư tưởng này.
Hơn nữa, trong trước tác Cổ sử truyện (Koshiden, được viết sau
năm 1812), Atsutane lại có thêm một sự phát triển khác về tư tưởng.
Thứ nhất là quan niệm cho rằng có tồn tại thẩm phán Ōkuninushi
sau khi con người ta chết đi. Thứ hai là trong lý luận của ông có
xuất hiện thần Amenominakanushi với tư cách là thần tối cao
hơn cả Amaterasu. Thực ra, ý tưởng này đã từng xuất hiện trong Bản
giáo ngoại biên (Honkyō gaihen, 1806) được đưa ra trước Rei-no-
shinchū (Tạm dịch nghĩa là Chân trụ của linh hồn) và người ta cho
rằng, Bản giáo ngoại biên chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo.
Nhưng dù sao, tư tưởng của Atsutane vẫn được biết đến nhiều với
việc đã đặt linh hồn lên thành một vấn đề lớn.
Trước đó, Thần đạo lấy trung tâm là đời sống hiện thế và khá
yếu về mảng lý luận thế giới con người sau khi chết đi, nhưng nhờ
có Atsutane mà triển vọng phát triển theo hướng đó đã được mở ra.
Ở
đây Atsutane đã cung cấp được những lý luận cho việc thực hiện
tang lễ theo nghi thức Thần đạo mà chúng tôi đã đề cập ở chương