phương Tây. Cấu trúc tư tưởng cơ bản này đã được phản ánh nguyên
vẹn trong lý luận về quốc thể sau thời Meiji.
Tôn vương nhương di hoàn toàn không phải là tư tưởng mang tính
tức thời của thời kỳ cuối Mạc phủ Tokugawa. Một mặt họ đặt nền
tảng mang tính thần thoại vào phả hệ từ thần Amaterasu đến
Thiên hoàng, mặt khác lại coi sự xâm lấn của phương Tây chính ở
Thiên chúa giáo. Vì vậy, việc tầm cứu căn cứở Thần đạo để chống
lại sự xâm lấn đó chính là thể chế được hoàn thành vào thời Meiji.
Điều này không chỉ dừng lại ở tư tưởng của tầng lớp thống trị mà
cuốn toàn thể dân chúng theo và xâm nhập vào mọi ngóc ngách của
xã hội. Có thể nói, đây chính là cổ tầng mới mà sự “phát hiện” cổ
tầng trước đây đã sản sinh ra. Còn vấn đề tại sao tư tưởng đó lại có
thể bám rễ sâu vào xã hội Nhật Bản như vậy thì cho đến nay vẫn
chưa được phân tích một cách thỏa đáng.