LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 153

PHẦN IV: Cận đại hóa và tôn giáo (Thời

Cận đại)

CHƯƠNG 10: Thần đạo quốc gia và các

tôn giáo

X.1 TỪ THẦN PHẬT PHÂN LY ĐẾN THẦN ĐẠO

QUỐC GIA

Tôn giáo thời cận đại đã mở màn trong những biến động của cuộc

Minh Trị duy tân (Meiji Ishin). Chính phủ Meiji đã giương cao tinh
thần “Thần Vũ khai nghiệp”

(132)

với hai phương châm là phục cổ và

duy tân. Nghĩa là chính phủ có ý đồ xây dựng chế độ mới dựa trên
danh nghĩa phục cổ và để đối ứng lại với làn sóng cận đại từ phương
Tây tràn vào. Ý đồ này trải qua nhiều thời kỳ khác nhau và cuối
cùng đã được thực hiện dưới hình thức Thần đạo quốc gia. Về
Thần đạo quốc gia đã có những cuộc tranh luận về định nghĩa của
khái niệm này mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau, nhưng nếu
hiểu theo nghĩa rộng thì đây “không phải là tôn giáo”, mà thực chất
chỉ là sự tạo ra một quốc giáo mới và hình thành nên quốc gia tôn
giáo dựa trên tôn giáo này mà thôi.

Khởi đầu nhóm đóng vai trò trung tâm trong chính quyền Meiji

chính là những nhà tư tưởng của Thần đạo phục cổ như Hirata
Kanetane, Ōkuni Takamasa, Yano Harumichi (Thi Dã Huyền Đạo),
Fukuba Yoshishizu (Phúc Vũ Mỹ Tĩnh). Mặc dù giữa họ có những ý
kiến đối lập, nhưng cũng nhất trí được ở một điểm là phục hồi
chức Thần kỳ quan và thực hiện Tế chính nhất trí. Phong trào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.