hình thức như chế độ luật lệnh thời cổ đại, nghĩa là Thần kỳ quan
tồn tại song song cùng Thái chính quan (Dajōkan)
. Như thế là
người ta đã thực hiện việc quốc giáo hóa theo tinh thần Tế chính
nhất trí, nhưng sau đó không hẳn là suôn sẻ. Phương châm của
Thần kỳ quan lấy Thần đạo phục cổ là trung tâm đã lỗi thời và
không hiệu quả, nên vào năm Meiji thứ 4 người ta đổi Thần kỳ quan
thành Thần kỳ tỉnh và đặt dưới quyền quản hạt của Thái chính
quan. Hơn nữa, vào năm Meiji thứ 5 (1872) lại giải thể cả cơ quan này
và chuyển thành Giáo bộ tỉnh (Kyōbushō). Đây thực chất là một sự
lùi bước trong quá trình quốc giáo hóa Thần đạo. Một trong những
lý do của sự thất bại này là do việc quốc giáo hóa Thần đạo đã bỏ
qua Phật giáo, một tôn giáo từng có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Trên thực tế, việc thành lập Giáo bộ tỉnh đã có tác động lớn từ giới
Phật giáo mà trung tâm là Tịnh Thổ Chân tông.
Shimaji Mokurai và chính sách “Tự do tín ngưỡng” trong
khuôn khổ
Trong tình hình đó, chính phủđã định đưa Phật giáo vào Giáo bộ
tỉnh và tạo nên một sự kết hợp Thần Phật với tư cách là tôn giáo
quốc gia theo một hình thức mới. Trong Giáo bộ tỉnh, cả Thần quan
và Phật tăng đều được quốc gia công nhận là Giáo đạo chức
(Kyōdōshoku) chịu trách nhiệm giáo hóa quốc dân. Để quản lý các
Giáo đạo chức đó, ở trung ương có Đại giáo viện (Daikyōin), còn các
địa phương thì có Trung giáo viện (Chūkyōin) và Tiểu giáo viện
(Shōkyōin). Phương châm chính trong hoạt động giáo hóa gồm 3
điều “Phải lấy lòng kính thần ái quốc làm chính”, “Phải làm rõ
Thiên lý và Nhân đạo”, “Phải phụng sự Hoàng thượng và tuân thủ
Triều chỉ”. Hơn nữa, ở Đại giáo viện còn phải thờ Tạo hóa tam thần
(Amenominakanushi, Takamimusubi, Kamimusubi) và Amaterasu.
Nghĩa là về tổng thể, màu sắc Thần đạo lấy trung tâm là sự sùng
bái Thiên hoàng khá sâu đậm. Hơn nửa giới Phật giáo đều theo