những khuôn thước đạo đức chung cho toàn thể người dân (thần
dân).
Một năm sau khi Sắc chỉ giáo dục được ban hành đã xảy ra Sự
kiện Bất kính (hay còn gọi là Sự kiện Uchimura) vì Uchimura Kanzō
(Nội Thôn Giám Tam), giáo viên trường Trung học cao đẳng thứ
nhất (Daiichi Kōto Chūgakkō) tuyên bố rõ rằng sẽ không kính lễ
đối với Sắc chỉ. Với sự kiện này Uchimura đã bị dồn đến bước
đường phải bỏ việc. Hơn nữa, vào năm Meiji thứ 25 (1892), giáo sư
Kume Kunitake (Cửu Mễ Bang Vũ) của Đại học Tōkyō Teikoku
bị
coi là khinh nhờn Thần đạo bởi đã viết luận văn với tiêu đề “Thần
đạo hay cổ tục tế thần?” Và ông cũng buộc phải từ chức. Từ sau
những sự kiện đó, việc bàn luận mang tính chất phê phán Thiên
hoàng, thần thoại hay Thần đạo đều bị cho là cấm kỵ. Điều này
đã làm cho những nghiên cứu về thần thoại và cổ sử Nhật Bản chậm
đi rất nhiều. Hơn nữa, cổ tầng thực sự thì bị chôn vùi trong lịch sử,
còn cổ tầng mang tính giả tưởng thì lại nổi lên áp đảo. Chỉ có một
nhà nghiên cứu lịch sử dám chĩa lưỡi dao phê phán vào thần thoại và
cổ sử là Tsuda Soukichi (Tân Điềm Tả Hữu Cát), nhưng sau đó cũng
bị xử phạt một cách nghiệt ngã.
Thần đạo quốc gia không phải là sản phẩm mà bản thân giới
Thần đạo mong muốn. Từ sau khi các đền thờ Thần đạo bị Cục
Thần xã quản lý, theo lệnh của chính phủ, sự hợp nhất, phá bỏ đền
thờđã được tiến hành. Mặc dù có sự phản đối mạnh mẽ của
Yanagida Kunio hay Minakata Kumakusu (Nam Phương Hùng Nam),
nhưng các đền thờ nhỏ ở địa phương vẫn bị phá bỏ. Dưới những quy
định về Thần đạo quốc gia, hoạt động của giới Thần đạo đã phải
chịu rất nhiều những chế định.
X.2 ĐI SÂU VÀO NỘI TÂM