LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 162

Thiên chúa giáo và chính quyền quốc gia - Dư âm của

Sự kiện Uchimura

Sau khi Hiến pháp ban hành được một năm thì Nghị hội đế

quốc lần thứ nhất được khai mạc và mặc dù còn méo mó nhưng
Nhật Bản đã cơ bản xây dựng được hình thái quốc gia cận đại. Tuy
nhiên, quốc gia này đã được hình thành trên sự đàn áp những ý
kiến đòi hỏi tự do từ việc khai hóa văn minh sang tự do dân quyền
và sự cấm đoán tuyệt đối đối với những phê phán về quốc gia
độc quyền của Thiên hoàng. Và nước Nhật đã phải trả giá quá đắt vì
điều đó. Sau này, do Chiến tranh Nhật Thanh kéo dài từ năm Meiji
thứ 27 đến năm Meiji thứ 28 (1894-1895) và Chiến tranh Nhật Nga
từ năm Meiji thứ 37 đến năm Meiji thứ 38 (1904-1905), cùng với
việc hoàn thiện thể chế của Chủ nghĩa tư bản ở trong nước, về mặt
đối ngoại Nhật Bản đã sửa đổi được điều ước bất bình đẳng, đứng
vào một góc trong nhóm các cường quốc và với tay sang xâm lược
châu Á.

Đối với xu hướng của quốc gia và xã hội như trên, trong giới

những nhà tư tưởng có nhiều luận thuyết mang tính chất của Chủ
nghĩa quốc túy khiến việc phê phán chính quyền từ chính diện trở
nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, con mắt của những trí thức
chuyển từ việc quan sát tình hình chính trị bên ngoài sang trăn trở
nội tâm và mối quan tâm đối với tôn giáo ở hình thức mới tăng lên.
Người dẫn đầu xu hướng này chính là những nhà tư tưởng thuộc
dòng Thiên chúa giáo.

Từ sau khi chính quyền Meiji được thành lập, vẫn có rất nhiều

con chiên bị giam cầm ở Urakami (Phố Thượng)

(140)

và bị xử phạt

nặng nề. Sau đó, do có sự phản đối của chính quyền nhiều nước
mà vào năm Meiji thứ 6 (1873) lệnh cấm Thiên chúa giáo được dỡ
bỏ, nhưng người ta vẫn nhìn Thiên chúa giáo với con mắt dè chừng.
Trong chính sách của Giáo bộ tỉnh, mặc dù có kéo Phật giáo vào,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.