LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 174

Nakayama Kimi còn cảnh báo về những “núi cao” khi viết: “Từ
trước đến nay các núi cao cậy mình, luôn làm những gì mình nghĩ,
nhưng từ nay nhật nguyệt đổi thay vì có các vị thần, nên nếu có
điều gì bắt chước theo được thì cứ làm”. Ởđây bà đã cảnh báo
nghiêm khắc về những “núi cao”.

Như vậy, từ lập trường của những người ở “đáy sâu thung lũng”,

Kimi đã nói: “Từ nay mọi việc chúng ta nên phó thác vào thần mà
sống” (Theo Mikagurauta) và thuyết về việc phó thác cho thần
Oyagami, tức vị thần sáng tạo ra thế giới và ngày ngày phụng sự.
Hơn nữa còn khuyên người ta sống một cuộc sống đầy nhiệt
huyết, “sớm tối làm việc ầm ầm” (Trích sách đã dẫn). Sau đó,
người ta đã thánh hóa ngôi nhà của gia đình Nakayama, nơi các vị
thần xuất hiện và sáng tạo ra thế giới, gọi đó là Jiba (Địa trường)
và lập đài Cam Lộ

(144)

để làm đàn thờ cúng với tư cách là trung tâm.

Tâm tư của quần chúng và sự lệch pha với chính quyền

quốc gia

Tư tưởng của Kimi đứng trên lập trường của những người nông dân

bậc thấp, bậc trung và dựa vào quan điểm bình đẳng trong gia đình
để xây dựng nên một thế giới của chủ nghĩa lạc quan. Tuy nhiên, chỉ
mới như vậy đã bị coi là nguy hiểm cho công cuộc kiến thiết quốc
gia do Thiên hoàng đứng đầu và rất nhiều lần bị cảnh sát vào
thẩm vấn. Bản thân bà Kimi cũng bị bắt nhiều lần, nhưng vẫn
quán triệt tư tưởng của mình mà không hề khuất phục. Vào năm
Meiji thứ 19 (1886), ở vào tuổi 89, bà đã bị giam trong nhà tù giá lạnh
trong suốt 15 ngày. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết
của bà vào năm sau đó. Sau khi Kimi chết, những người kế thừa đã
xóa bỏ yếu tố nguy hiểm trong con mắt của chính quyền quốc
gia có trong những lời răn dạy của bà và tìm cách để được công nhận.
Nhờ có chủ trương Tôn hoàng ái quốc và góp sức trong Chiến tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.