LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 176

Đại Bản giáo có những đặc trưng khác hẳn những tôn giáo mới có

từ trước là đã kết hợp với Deguchi Onisaburō (Xuất Khẩu Vương
Nhân Tam Lang, 1871-1948), một nhà ngoại cảm tài năng, và đã
thành công trong việc kết hợp giữa một cặp sứ giả thần bao gồm
một người nam và một người nữ. Nao là Biến tính nam tử (tức thân
thể là nữ, nhưng linh hồn là nam), còn Onisaburō là Biến tính nữ
nhi (thân thể là nam, nhưng linh hồn là nữ) và tạo ra một mối quan
hệ chặt chẽ thống nhất giữa hai người. Sự kết hợp giữa một là nữ
giới có tính chất như Saman và một là nam giới có vai trò giải thích
cho sự tồn tại đó có thể thấy nhiều ở các tôn giáo mới sau này. Đó
là sự kết hợp của Kotani Kimi (Tiểu Cốc Hỷ Mỹ) và Kubo Kakutarō
(Cửu Bảo Giác Thái Lang) của Linh hữu hội, Naganuma Myōkō
(Trưởng Chiểu Diệu Hiệu) và Niwano Nikkyō (Đình Dã Nhật Kính)
của Lập Chính Hiệu Thành hội. Trong bối cảnh của thời kỳ mà chế
độ gia trưởng với ưu thế thuộc về người đàn ông vẫn có ảnh hưởng
mạnh mẽ thì các tôn giáo mới đã đưa ra được những vấn đề lớn liên
quan đến bình đẳng giới.

Chỉ từ những điều như vậy các tôn giáo mới đã không thểđi đúng

theo đường hướng của chính quyền quốc gia mong muốn. Dưới sự
lãnh đạo của Deguchi Onisaburō, Đại Bản giáo phát triển mạnh mẽ,
nhưng sang thời Shōwa đã bịđàn áp đến mức hủy diệt bởi các cách
giải thích về thần thoại riêng của giáo đoàn này dẫn đến việc phủ
nhận sự tồn tại của Thiên hoàng.

XI.2 TRONG THỜI KỲ HƯỚNG TỚI CHIẾN TRANH

Những tôn giáo quan tâm đến các vấn đề xã hội

Thiên chúa giáo, tôn giáo mới xuất hiện từ thời cận đại đã dốc

sức cho sự nghiệp giáo dục và đồng thời còn tăng cường mối quan
tâm đối với các vấn đề xã hội nhìn từ góc độ luân lý để từ đó sinh
ra những nhà tư tưởng của Chủ nghĩa xã hội. Vào hậu kỳ thời Meiji,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.