cách diễn giải tự do của mình. Kết quả là ý kiến của Uemura đã trở
thành chủ lưu. Tuy nhiên, vấn đề đối ứng với quá trình Nhật Bản
hóa và Chủ nghĩa quốc gia cũng đã để lại những dấu hỏi lớn trong
giới Thiên chúa giáo sau này.
Nếu so sánh với Thiên chúa giáo thì không thể nói hoạt động xã
hội của giới Phật giáo là phát triển. Trong bối cảnh đó, Hội Phật giáo
thanh đồ đồng chí đã được kết nạp vào năm Meiji thứ 33 (1900)
mà đứng đầu là Sakaino Kōyō (Cảnh Dã Hoàng Dương) và
Takashima Beihō (Cao Đảo Mễ Phong). Họ đã cho ra tạp chí Tân Phật
giáo, phê phán sự lạc quan trong Chủ nghĩa tinh thần của Kiyozawa
Manshi và mở rộng mối quan tâm đến các vấn đề xã hội. Khi xảy
ra Sự kiện Đại nghịch (Taigyaku Jiken)
các nhà sư như Uchiyama
Gudō (Nội Sơn Ngu Đồng) hay Takagi Kenmyō (Cao Mộc Hiển
Minh) đã liên kết và tạo ra phản ứng xã hội mạnh mẽ, nhưng Chủ
nghĩa xã hội Phật giáo không phát triển mạnh như Thiên chúa giáo.
Hướng đến Bản ngã mang tính cận đại
Kết thúc thời Meiji và chuyển sang thời Taishō, trong bối cảnh
xã hội tương đối ổn định thì Phong trào dân chủ Taishō đã được
hình thành và tạo nên một không khí tự do trong xã hội. Như người ta
vẫn hay nói về Chủ nghĩa giáo dưỡng Taishō, việc đề cao sự tự giác
và trình độ giáo dục của cá nhân hay việc xác lập một cá thể mang
tính cận đại đã trở thành một vấn đề lớn. Điều này đã được thừa
hưởng từ các nhà tư tưởng hậu kỳ thời Meiji như Kiyozawa Manshi,
Takayama Chogyū (Cao Sơn Xư Ngưu), Tsunashima Ryōsen. Cuối
thời Meiji, Nietzsche
đã được giới thiệu ở Nhật Bản và tư tưởng
của ông đã trở thành một trào lưu trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến
các trí thức sau này. Đây là một triết gia đã đưa ra được những cách
vượt qua thời kỳ không lối thoát của thời cận đại ở Châu Âu, nhưng ở
Nhật Bản lại được tiếp nhận ở tư tưởng xác lập bản ngã cận đại.