Đại diện có thể kể đến của phong trào này là Takashima Chogyū
(1871-1902). Khởi đầu Chogyūđã lấy tạp chí đứng trên lập trường
của Chủ nghĩa quốc gia có tên là Taiyō (Thái Dương) để triển khai lý
luận của mình, nhưng do bị lao phổi nên phải từ bỏ giấc mộng lưu
học và bắt đầu suy ngẫm về nội tâm của mình. Vào năm Meiji thứ
34 (1901) ông đã chủ trương Chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân
của Chogyū là Chủ nghĩa bản năng mưu cầu sự thỏa mãn về bản
năng của mỗi con người và gắn điều đó với lý luận của Nietzsche.
Đây chính là chủ trương công nhận bản năng mang tính dục của con
người từng bị kìm nén, đối lập hẳn với Chủ nghĩa khắc khổ trong
Thiên chúa giáo đã có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức. Chủ nghĩa
luân lý Thiên chúa giáo của những người như Uchimura là tư tưởng có
quan hệ với luân lý Nho giáo của giới võ sĩ. Điều này đã được biết
đến qua Nito Beinazō, một tín đồ Thiên chúa giáo có phổ hoạt động
rộng khắp trên các nước và là tác giả của bộ Võ sĩ đạo (Bushi-dō,
1899). Chủ nghĩa bản năng của Chogyūđã phê phán điều đó và mưu
cầu việc giải phóng bản ngã để có thể tự do ra khỏi những kìm kẹp
mang tính phong kiến. Tư tưởng này đã được kế thừa trong phái
Shirakaba-ha (Bạch Hoa Phái)
thời Taishō thông qua Chủ nghĩa
tự nhiên. Tuy nhiên, sau đó Chogyū đọc Tông môn chi duy tân
(Shūmon-no-Ishin) của Tanaka Chigaku (Điền Trung Trí Học)
và cảm kích trước tư tưởng đó nên đã chuyển sang Chủ nghĩa Nhật
Liên.
Giới tư tưởng và văn sĩ thời Taishō chủ trương giải phóng bản ngã,
nhìn nhận điều đó đồng nhất với sự sống trong vũ trụ và có xu
hướng khẳng định toàn diện bản ngã đó. Người ta gọi đây là Chủ
nghĩa sinh mệnh Taishō. Ở đây có ảnh hưởng lớn của triết học hải
ngoại như Bergson
. Đồng thời, về tư tưởng ở trong nước thì tác
phẩm Nghiên cứu về tính thiện (Zen-no-Kenkyū) của Nishida Kitarō
(Tây Điền KỷĐa Lang, 1870-1945) đã có ảnh hưởng quyết định.
Cùng với việc trải nghiệm thiền định, Nishida đã chịu ảnh hưởng của