các triết gia như Bergson hay William James
và đưa ra lý luận
về trải nghiệm thuần túy. Lý luận trải nghiệm thuần túy của
Nishida đã đặt kinh nghiệm chưa được khái niệm hóa và không phân
chia chủ-khách làm cội nguồn để xây dựng nên lý luận mang tính
triết học. Đồng thời, ông còn coi trọng trải nghiệm và tu hành tôn
giáo để thực hiện những trải nhiệm đó với tư cách là khái niệm Thiện
tối cao để làm nên nhân cách cá nhân. Ởđây ông đã để lại một vấn
đề là không đề cập một cách đích xác về việc con người sẽ gặp gỡ
với người khác mình thông qua tâm điểm là hành động quán triệt
thực hiện nhân cách của mình. Triết gia Nishida có chịu ảnh hưởng
lớn từ người bạn thân là nhà tư tưởng của đạo Thiền Suzuki Daisetsu
(Linh Mộc Đại Chuyết), nhưng Daisetsu thì ở Mỹ trong một thời
gian dài, truyền bá đạo Thiền khắp các nước Âu Mỹ và đã làm cho
Thiền gần gũi hơn với tầng lớp trí thức thông qua việc diễn giải
trên quan điểm cận đại mà ông đã hấp thu được ở nước ngoài.
Mưu cầu cộng đồng lý tưởng
Vào thời Taishō, dưới ảnh hưởng của những lý tưởng trên, mối
quan tâm về sự tu luyện có tính chất tôn giáo cao hơn là trào lưu
của Chủ nghĩa sinh mệnh hay Chủ nghĩa nhân cách. Đây không phải
đơn thuần là lý luận mà là phong trào vừa mang tính chất lý tưởng
vừa mang tính chất thực tiễn hướng tới việc tạo ra một cộng đồng
tôn giáo lý tưởng. Trong đó tiêu biểu phải kể đến là Muga-en (Vô
Ngã uyển) của Itō Shōshin (Y Đằng Chứng Tín) và Ittō-en (Nhất
Đăng uyển) của Nishida Tenkō (Tây Điền Thiên Hương). Itō
Shōshin vốn xuất thân từ phái Ōtani của Tịnh thổ chân tông, nhưng
sau đó thoái lui khỏi tông phái này và mở Muga-en, thuyết về Vô
ngã ái. Tư tưởng của ông đã được những nhà kinh tế học như
Kawakami Hajime (Hà Thượng Triệu) hưởng ứng và tham gia hoạt
động. Mặc dù cộng đồng này đã bịđóng cửa khi hoạt động chưa đầy
một năm, nhưng sau đó họ vẫn thực hiện cuộc vận động này nhiều