viên Đại học Jōchi (Thượng Trí)
phản đối việc thăm viếng Đền
thờ Yasukuni (Tĩnh Quốc)
đã trở thành một vấn đề lớn. Từ lập
trường Thần xã phi tôn giáo, Chính phủ đã chủ trương việc thăm
viếng đền thờ Yasukuni không phải là một hành động mang tính
tôn giáo. Và Thiên chúa giáo cũng đã thỏa hiệp với điều này.
Trong giới Phật giáo thì có các phong trào như vào năm Shōwa thứ
5 (1930) Senoo Girō (Muội Vĩ Nghĩa Lang, 1889-1961) đã liên kết
với Thanh niên đồng minh của Tân hưng Phật giáo (Shinkō
Bukkyō), dấy lên phong trào chống Phát xít vào năm Shōwa 12
(1937), nhưng bị giải tán bởi Luật duy trì trị an. Ngoài ra không còn
phong trào nào nổi bật, mà ngược lại họ đã theo hướng hợp tác chiến
tranh. Các hành động chứng tỏ rõ ràng về sự hợp tác chiến tranh là
Tịnh thổ chân tông đã đưa ra giáo lý thời chiến nhìn nhận Thiên
hoàng và Phật A-di-đà là một và Thiền tông cũng có quan hệ mật
thiết với quân đội. Đây không chỉ đơn giản là ở mức độ hợp tác mà
còn tích cực nhất thể hóa với chính quyền quốc gia. Và cuối cùng
tất cả giới tôn giáo và hoạt động của người dân đều bị cuốn theo
quyền uy của Thiên hoàng.
Khái niệm Quốc thể mà vị trí đỉnh điểm thuộc về Thiên hoàng
“Vạn thế nhất hệ” đã được đưa ra trong lịch sử “phát hiện” cổ tầng
từ cuối thời Edo và sang đến thời cận đại thì đã được đúc kết trong
Hiến pháp rằng: “Không được phạm vào Thiên hoàng bởi đó là
thần thánh”. Tư tưởng này phát triển đến cao độ vào thời kỳ Phát
xít Shōwa. Tuy nhiên, để khái niệm đó thấm sâu vào từng ngóc
ngách của xã hội thì đơn giản không chỉ có sự cưỡng chế của quyền
lực, mà phải nghĩ đến cả nền tảng dân chúng, những người hưởng
ứ
ng và tung hô.
Có thể nói, cuốn Những ý nghĩa cơ bản của Quốc thể (Kokutai-
no-hongi, tạm dịch - ND) là thành quả cao nhất của việc hư cấu nên