LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 181

lần. Nishida Tenkō (1872-1968) hướng đến một cộng đồng nơi
người ta có thể cạnh tranh và sinh tồn bình đẳng tuyệt đối, không
dựa vào một tôn giáo đặc định nào. Vì thế, ông đã mở Ittō-en vào
năm Meiji thứ 38. Cộng đồng này đã nhận được sựủng hộ của tầng
lớp trung lưu và giới cầm quyền, những người lo sợ sự phát triển
mạnh mẽ của Chủ nghĩa xã hội và phong trào lao động. Sau đó, vào
đầu thời Shōwa, Ittō-en đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cả Itō
Shōshin và Nishida Tenkō đều dần dần nghiêng về Chủ nghĩa
quốc gia và chạy theo việc cổ vũ cho chiến tranh. Musa-no-Kōji
Saneatsu (Vũ Giả Tiểu Lộ Thực Đốc) vào năm Taishō thứ 7 (1918)
cũng mở cuộc vận động xây dựng “làng mới” và có nhiều đặc điểm
giống với Ittō-en.

Như vậy, phong trào tôn giáo tiềm ẩn những khả năng mới đã

diễn ra tập trung vào thời Taishō. Vào thời này, trong sự ổn định và
hòa bình bề nổi, sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội càng trở
thành vấn đề và người ta đã tiến quân sang phía lục địa vào Đại
chiến thế giới I. Luật bầu cử phổ thông đã được thực hiện với tư
cách là thành quả của phong trào Dân chủ Taishō diễn ra vào năm
Taishō thứ 14 (1925), tức là cuối thời Taishō, sau khi trải qua trận
Đại động đất Kantō (Kantō Daishinsai, 1923). Luật này sau đó được
thay thế bằng Luật duy trì trị an và tiến thẳng sang thời kỳ của
Chủ nghĩa quốc gia và chiến tranh thời Shōwa. Trong chuyển biến
đó, tôn giáo cũng a dua theo và tất cả bị cuốn vào trong cổ tầng do
Chủ nghĩa Thiên hoàng hư cấu nên.

Quốc thể và sự hợp tác chiến tranh của những nhà hoạt

động tôn giáo

Thời kỳ đầu Shōwa chính là thời kỳ thử thách khắc nghiệt đối

với lĩnh vực văn hóa nói chung và tôn giáo nói riêng. Đặc biệt Thiên
chúa giáo đã phải trực diện với vấn đề nan giải là đối ứng thế nào
với Thần đạo quốc gia. Vào năm Shōwa thứ 7 (1932) sự kiện sinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.