Nhật Nga mà cuối cùng vào năm Meiji thứ 41 (1908) giáo đoàn này
đã được công nhận là một phái của Thần đạo giáo phái.
Trong giai đoạn hỗn loạn cuối thời Mạc phủ Tokugawa, những
tôn giáo mới xóa bỏ sự cưỡng bức của chính quyền quốc gia và giới
cầm quyền, sinh ra trong mối gắn kết chặt chẽ với nhu cầu và
trí tuệ của người dân đã bị kiểm duyệt gắt gao trong quá trình xét
công nhận là một phái trong Thần đạo giáo phái, bị buộc phải thay
đổi những giáo lý khác với yêu cầu của chính quyền quốc gia và bị
nắn vào đúng khuôn khổ của quốc gia do Thiên hoàng đứng đầu.
Hơn nữa, người ta còn gắn cho các tôn giáo mới này vai trò bổ
khuyết cho hệ tư tưởng của quốc gia Thiên hoàng và làm cho những
tư tưởng đó thâm nhập vào quần chúng. Điều tương tự cũng xảy ra
ở
trường hợp Kim Quang giáo. Chỉ có điều ởđây đã chỉ ra rằng, việc
các giáo đoàn tôn giáo mới mà đứng đầu là Thiên lý giáo lớn mạnh
nhanh chóng và trở thành nơi thu hút sức mạnh có trong dân chúng
không phải chỉ do có tư tưởng quốc gia Thiên hoàng.
Những tôn giáo mới và vấn đề giới − Trường hợp của Đại
Bản giáo
Sự tuôn trào nguồn năng lượng lớn lao của các tôn giáo mới đi
ngược lại với yêu cầu của chính phủ còn tiếp diễn sau cả thời Meiji.
Đặc biệt, có thể thấy điều này khi người ta sáng lập nên Đại Bản
giáo. Người được coi là ông tổ của Đại Bản giáo là Deguchi Nao (1836-
1918) sinh ra tại vùng Tamba và kết hôn với một người thợ xây dựng
ở
Ayabe (Lăng Bộ)
, nhưng gia đình phá sản và rơi vào cùng quẫn
dẫn đến việc năm Meiji thứ 23 (1890) trở thành sứ giả của thần.
Điều này cũng giống như trường hợp của Nakayama Miki. Hơn
nữa, bà tự xưng danh là Ushitora-no-Konjin và viết lại những lời
thần chỉ trong tập Đầu bút (Fudesaki, tạm dịch nghĩa - ND). Bà chủ
trương “Biến đổi ba ngàn thế giới” và qua đó thể hiện rõ tinh thần
cải biến xã hội.