CHƯƠNG 12: Tôn giáo Nhật Bản hiện nay
XII.1 SỰ HƯNG VONG CỦA TÔN GIÁO THỜI HẬU
CHIẾN
Bại chiến và sự giải thể của Thần đạo quốc gia
Năm Shōwa thứ 20 (1945), Nhật Bản đã kiệt sức và lại bị bồi
thêm hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, nên
đành chấp nhận đầu hàng. Điều này có ý nghĩa là Chủ nghĩa Thiên
hoàng sụp đổ và quan niệm về giá trị trong xã hội bị đảo ngược hoàn
toàn. Từ khía cạnh tôn giáo, có thể thấy chế độ Thần đạo quốc gia
bị tan vỡ. Điều này được thực hiện bởi Chỉ dụ Thần đạo (hay còn gọi
là Lệnh xóa bỏ Thần đạo quốc gia) ra đời ngày 15 tháng 12 năm
Nhật Bản bại trận của Tổng tư lệnh Quân đội liên hợp (GHQ). Chỉ dụ
đặt ra mục tiêu là “Giải phóng người dân Nhật Bản khỏi sự cưỡng bức
(trực tiếp hoặc gián tiếp) của các tín ngưỡng, tôn giáo đối với các
tôn giáo hay tế tự do nhà nước chỉ định” với ý đồ “tách tôn giáo
khỏi chính quyền quốc gia”. Theo đó, Thần đạo quốc gia, tức
“một phái của Thần đạo mà được phân biệt bởi các lễ tế tự mang
tính quốc gia và phi tôn giáo” (từ Thần đạo quốc gia đã được định
nghĩa rõ ràng trong Lệnh này), sẽ bị xóa bỏ. Theo đó, Thần kỳ viện,
tức cơ quan quản lý hành chính đối với các đền thờ Thần đạo mới
được thành lập vào năm Shōwa 15 (1940), bị xóa bỏ vào năm Shōwa
21 (1946), còn các đền thờ Thần đạo thì biến thành các cơ sở tôn
giáo trực thuộc Jinja Honchō (Thần xã bản sảnh), tức tổ chức pháp
nhân tôn giáo tư nhân.
Trong Điều 12 của Hiến pháp Nhật Bản chế định năm Shōwa
thứ 21 có quy định: “Tự do tín ngưỡng được bảo đảm cho bất cứ ai.
Tổ chức tôn giáo cũng được nhận đặc quyền của chính phủ, nhưng