không được sử dụng quyền lực chính trị. (2) Không ai bị cưỡng chế
trong các hành vi tôn giáo, tế lễ, nghi thức và khi tham gia các lễ hội
khác. (3) Chính phủ và các cơ quan nhà nước không được tiến hành
giáo dục tôn giáo hoặc các hoạt động tôn giáo khác”. Theo đó, quyền
tự do tín ngưỡng được đảm bảo, nhưng việc quy định chặt chẽ đối với
sự cưỡng chế của nhà nước khác hẳn với Hiến pháp Meiji là do có
lịch sử liên quan đến Thần đạo quốc gia trước đây.
Những vấn đề chưa được bổ khuyết về chiến tranh và
tôn giáo
Tuy nhiên, đây chỉ là sự cải cách một cách cưỡng chế từ bên
ngoài, mà không phải là do sự tự giác, tự xét lại của giới Thần đạo. Vì
thế, những vấn đề liên quan đến Thần đạo vẫn còn kéo dài mãi
về sau này. Cũng có ý kiến như Orikuchi Shinobu (Chiết Khẩu Tín
Phu)
đề cập đến cải cách trên một cách tích cực với ý nghĩa là
cơ hội tốt để Thần đạo “luân hồi” trở lại đúng là một tôn giáo,
nhưng sốđó rất ít, còn đa phần giới Thần đạo đều hoài niệm về
thời tiền chiến và cầu mong có cơ hội phục cổ. Mặt khác, về phía
giới Phật giáo thì như Suzuki Daisetsu đã công kích rằng, tất cả
trách nhiệm chiến tranh là thuộc về Thần đạo, lý luận phê phán và
một mực coi Thần đạo là “ác nhân” xuất hiện khá nổi bật. Tuy vậy,
do những vấn đề về Thần đạo được cho là cấm kỵ và tình hình
nghiên cứu một cách khoa học tiến hành chậm, nên vẫn còn tồn
đọng nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.
Đặc biệt, thay vào lý luận Thần đạo phi tôn giáo thời tiền chiến,
thời kỳ này người ta tranh luận về sự khác nhau giữa những nghi lễ
mang tính tôn giáo của Thần đạo với những phong tục được thực
hiện như những tập quán sinh hoạt hàng ngày. Do sự phân biệt này
không dễ dàng nên đã nảy sinh nhiều trường hợp không thểđoán
định giới hạn đến đâu là tôn giáo. Chẳng hạn, lý luận về việc các tổ
chức công cộng dùng quỹ công để chi tiêu cho các nghi lễ như lễ trấn