tinh thần của chủ nghĩa tư bản cận đại trong luân lý, đạo đức của Đạo
Tin lành và điều này đã kêu gọi được sự cộng cảm của Phái tiến bộ
sau chiến tranh mà đang hướng tới cấu trúc xã hội cận đại một cách
duy lý. Vì vậy, nói đến tôn giáo là người ta lấy Đạo Tin lành làm quy
phạm và tôn giáo truyền thống không còn sức hút nữa. Hơn nữa,
các tôn giáo mới được gọi là Tân hưng tôn giáo (Shinkō Shūkyō) và
thường bị miệt thị. Trong “thời khắc bung nở của các vị thần”,
người ta thường thấy những nghi lễ kỳ quái trong các tôn giáo mới và
còn không ít những scandal, những vụ phạm pháp, nên giới truyền
thông sử dụng những tin tức đó chỉ làm sao để gây giật gân, chứ tôn
giáo không hẳn được coi là đối tượng nghị luận nghiêm túc.
Thực nghiệm mang tên Sōka Gakkai
Trong bối cảnh đó, điểm nổi bật nhất sau chiến tranh là Sōka
Gakkai. Sau khi Makiguchi Tsunesaburō mất, người có vai trò trung
tâm trong Sōka Gakkai là Hội trưởng thứ hai Toda Jōsei đã tăng được
số lượng tín đồ nhanh chóng trong những người có thu nhập thấp
ở
thành thị thông qua những buổi thuyết pháp Shakubuku (Chiết
phục). Sau Toda, người trở thành Hội trưởng thứ ba vào năm Shōwa
thứ 35 (1960) là Ikeda Taisaku (Trì Điền Đại Tác) và đã đưa tới sự
phát triển mạnh mẽ cho Sōka Gakkai bởi tính thần thánh lớn lao của
mình. Trong Nhật Liên tông có 2 cách thuyết pháp. Một là Shōju
(Nhiếp thụ), tức là khi truyền giáo sẽ tôn trọng quan điểm của đối
phương để dẫn dụ một cách ôn hòa và cách còn lại gọi là Shakubuku,
tức là không cần xem đối phương có thái độ như thế nào mà cứ
truyền đạt thẳng những suy nghĩ của mình để thuyết phục đối
phương. Sōka Gakkai đã chọn phương pháp Shakubuku. Hơn nữa,
việc họ đứng trên lập trường của Chủ nghĩa hiện thế và cho rằng
kết quả của niềm tin đó sẽ thể hiện ngay trong hiện thế cũng là lý
do để có thể thu được nhiều tín đồ hơn. Tuy nhiên, tinh thần
Shakubuku lại làm nảy sinh mối hiềm khích của các giáo đoàn vốn