có trước kia và lại bị cả xã hội lên án, nên cuối cùng họ đã phải thu
gọn hoạt động Shakubuku.
Một biểu hiện của tinh thần Shakubuku là Sōka Gakkai còn có
quan tâm sâu sắc đến chính trị. Vào năm 1946 họ đã kết thành
nên đảng Kōmei-tō (Công Minh đảng), gia nhập chính giới với mục
đích cải biến toàn bộ người dân Nhật Bản theo tín ngưỡng Pháp Hoa
và lập giới đàn quốc gia. Giới đàn quốc gia nghĩa là nơi đặt tượng
Phật chính biểu tượng cho tín ngưỡng Pháp Hoa, sau đó nhà nước sẽ
vận hành việc tụng niệm và quốc giáo hóa tín ngưỡng này. Đây là
điều mà thời tiền chiến Hội Quốc trụ của Tanaka Chigaku đã đề
cập đến một cách mạnh mẽ. Đảng Kōmei-tō thì đã triển khai hoạt
động một cách suôn sẻ, nhưng Giới đàn quốc gia lại không duy trì
được đến cùng, nên năm 1970 đã xóa bỏ những luận thuyết về
Giới đàn quốc gia, đồng thời làm rõ chính giáo phân ly giữa Sōka
Gakkai và Kōmei-tō. Tuy nhiên, lực lượng ủng hộ chính là Sōka
Gakkai thì vẫn không thay đổi. Việc một tổ chức tôn giáo nắm chính
đảng lớn, trở thành một chính đảng trong chính quyền và có ảnh
hưởng đến cả nền chính trị quốc gia là điều có một không hai ở
Nhật Bản. Mối quan hệ giữa Sōka Gakkai và Kōmei-tō là một thử
nghiệm lớn về sự kết hợp giữa chính trị và tôn giáo ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, Sōka Gakkai vốn là một tổ chức của các tín đồ tại gia
thuộc phái Nhật Liên chính thống, nhưng sự đối lập với Nhật Liên
chính thống ngày càng căng thẳng, nên vào năm 1991 Nhật Liên
chính thống đã khai trừ Sōka Gakkai và quan hệ giữa hai bên bị cắt
đứt. Sau đó, Sōka Gakkai đã tái cấu trúc từ một tổ chức tín ngưỡng
của Phật giáo truyền thống sang thành một tôn giáo mới. Hơn nữa,
Sōka Gakkai International (viết tắt là SGI) còn phát triển mạnh mẽ
ở
nước ngoài và bị coi là nguy hiểm với tư cách là một giáo đoàn quá
khích. Nhưng dù sao đi chăng nữa Sōka Gakkai cũng là một tôn giáo
đã mở ra mặt trận mới cho tôn giáo Nhật Bản.