LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 194

Tây Tạng và vào năm 1987 thì đổi tên đạo tràng đó thành Oumu
Shinrikyō được nhiều người biết đến sau này. Tuy nhiên, sau đó từ
việc che giấu những cái chết của tín đồ trong khi tu hành đến Vụ
án sát hại gia đình luật sư Sakamoto Tsutsumi (Phản Bản Đê), dần
dần họ đã nhúng tay vào những vụ án giết người khác và cuối cùng
Asahara cùng các thành viên chủ yếu của giáo đoàn bị bắt vì Vụ xả
khí độc Sarin trên tàu điện ngầm vào năm 1995.

Oumu Shinri-kyō và vụ án do họ gây ra có nhiều nguyên nhân

phức tạp và cần phải làm rõ. Vì vậy, chúng tôi không đi sâu thêm vào
bản thân vụ án này, nhưng một điều đáng chú ý là qua đó tôn giáo
lại bị coi là một thứ hiểm họa. Ngay cả trên thế giới, sau sự sụp đổ
của Chủ nghĩa xã hội, nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đã xảy ra.
Đặc biệt Sự kiện 11/9 từng làm rung chuyển thế giới được cho là do
phái quá khích của đạo Hồi gây nên. Để trả đũa, một cuộc chiến
tranh phục thù do tổng thống Bush của Mỹ, người lấy phái bảo thủ
của Thiên chúa giáo làm căn bản đã tạo nên một cuộc chiến tranh
tôn giáo trên quy mô toàn thế giới. Ngược lại, những tôn giáo với tôn
chỉ rõ ràng về chủ nghĩa hòa bình và thu hút được nhiều sự cộng
cảm thì lại bị coi là bàn tay của ác ma dẫn đến chiến tranh và sát
nhân.

Như vậy, ngày nay chúng ta đang đứng trước một thế giới cần

phải suy xét lại tôn giáo là gì và con người là gì? Ngày nay tôn giáo có
thể làm được điều gì? Và trong đó, hành vi viển vông của chúng ta là
nhìn lại quá khứ ở đây sẽ có ý nghĩa như thế nào? Điều này đang
cần một lời giải đáp.

XII.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NHÌN NHẬN LẠI TÔN GIÁO

HIỆN NAY

Lịch sử tôn giáo Nhật Bản với tư cách là lịch sử cổ tầng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.