Làn sóng sau Sự kiện Oumu Shinri-kyō
Thập kỷ 1960 với sự lan tràn của phong trào sinh viên cuối cùng
cũng qua đi. Phong trào đấu tranh liên kết giữa các trường đại học
(Zenkyōtō) đã xảy ra vào khoảng năm 1970. Sau khi phong trào này
tan rã, phong trào chính trị theo phía cánh tả khủng hoảng nặng nề.
Hậu duệ của cánh tả đã biến thành phái quá khích Rengō Sekigun
(Liên hợp xích quân), nhưng tổ chức này cũng phải đóng cửa sau Sự
kiện Asamasan-shō (1972)
. Cuối cùng, do sự sụp đổ của Liên
bang Xô Viết vào năm 1991 mà nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũng
đổ vỡ theo và phong trào xây dựng hệ tư tưởng chính trị để tìm một
mô hình lý tưởng cũng hầu như rơi vào tình trạng suy thoái.
Trong bối cảnh đó, thanh niên và sinh viên đã không còn biểu
hiện những kỳ vọng của mình vào chính trị nữa mà đi vào chiều sâu
nội tâm và quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo. Khi đó, những tôn
giáo mới ra đời và để phân biệt với những Tân tôn giáo (Shin-Shūkyō)
trước đó, người ta gọi là Tân tân tôn giáo (Shin-Shin-Shūkyō). Khác
với các Tân tôn giáo đã dốc sức vào hoạt động xã hội, phát triển với
lực lượng chính là tầng lớp trung, hạ lưu thì các Tân tân tôn giáo lại
có đặc trưng lấy đối tượng trung tâm là giới trẻ và hướng đến
những phát hiện về thế giới tinh thần mà khoa học hay những lý
luận trong đời thường không giải thích được. Phong trào này còn được
gọi là Shinreisei Undō (Tân linh tính vận động) và kéo theo sự quan
tâm đến những hiện tượng tâm linh.
Cũng trong bối cảnh đó, nhánh tôn giáo hướng đến mục tiêu
nghiên cứu thế giới tâm linh và cuối cùng biến thành một tổ chức
sát nhân chính là Oumu Shinri-kyō. Oumu Shinri-kyō vốn phát
triển từ một đạo tràng Yoga do Asahara Shōkō (Ma Nguyên Chương
Hoảng, hay còn gọi là Matsumoto Chizuo, sinh năm 1955), khai tổ
của giáo đoàn này, lập nên vào năm 1984. Sau đó Asahara sang Ấn
Độ, trải qua sự “giải thoát”, trang bị thêm những lý luận của Phật giáo